Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cựu nhân viên Samsung bị bỏ tù vì ăn cắp công nghệ

Nhóm cựu nhân viên Samsung bị tòa án Hàn Quốc kết án do chuyển giao công nghệ bán dẫn cho những công ty Trung Quốc.

Logo Samsung trước văn phòng của công ty tại Seoul (Hàn Quốc). Ảnh: Reuters.

Ngày 20/2, tòa án quận Suwon (Hàn Quốc) kết án 7 cựu nhân viên SEMES, công ty sản xuất thiết bị chế tạo chip và màn hình của Samsung Electronics. Họ bị buộc tội thu thập, chuyển giao bất hợp pháp công nghệ bán dẫn cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Trong số đó, một nhà nghiên cứu họ Nam bị kết án 4 năm tù do ăn cắp công nghệ độc quyền của SEMES liên quan đến thiết bị làm sạch chất bán dẫn, sau đó chế tạo các cỗ máy tương tự để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Công ty do người này thành lập để sản xuất thiết bị chịu án phạt khoảng 768.000 USD. Ngoài ra, 6 cựu nhân viên khác của SEMES cũng bị kết tội do ăn cắp công nghệ, với bản án tối đa 2,5 tù giam.

Tòa án cho biết thông tin bị thu thập gồm bản thiết kế và danh sách thành phần chế tạo máy móc, được trích xuất thông qua hình ảnh, file dữ liệu từ năm 2018 đến 2020.

Dựa trên thông tin bị đánh cắp, các cựu nhân viên tạo ra 24 bản thiết kế máy làm sạch bán dẫn và bán 14 thiết bị thành phẩm cho các công ty và một viện nghiên cứu của Trung Quốc, tổng trị giá khoảng 59,8 triệu USD.

Theo hồ sơ tòa án, nhà nghiên cứu Nam cũng thành lập liên doanh với một công ty Trung Quốc vào năm 2020 để chuyển giao công nghệ. Đổi lại, cả 7 người được cấp cổ phần trong liên doanh này.

Chất bán dẫn là một phần quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc khi chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu, được xem là "công nghệ cốt lõi của quốc gia" với những quy định nghiêm ngặt về nhân sự và chuyển giao công nghệ.

"Nếu những tội ác như thế này bị trừng phạt nhẹ, các công ty sẽ không có động lực cống hiến lâu dài về thời gian, nguồn lực cho sự phát triển công nghệ. Điều đó dẫn đến đối thủ cạnh tranh của nước ngoài sẽ dễ dàng đánh cắp công nghệ mà Hàn Quốc dày công xây dựng dưới chiêu bài tuyển dụng nhân tài", phán quyết của tòa án cho biết.

Đây không phải lần đầu các công ty nước ngoài dính bê bối chuyển giao công nghệ bán dẫn nhạy cảm cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Trong báo cáo thường niên được công bố đầu tháng 2, ASML, công ty Hà Lan chuyên sản xuất máy EUV để chế tạo chip, cho biết vài thông tin mật đã bị chiếm đoạt bởi một cựu nhân viên tại Trung Quốc. Công ty này đã trình báo vụ việc lên các cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục xử lý.

Giải mã bí ẩn Thung lũng Silicon

Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Thung lũng Silicon qua cái nhìn của người trong cuộc, đồng thời đưa ra những lời khuyên để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp đi đúng hướng.

Intel muốn rót thêm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Theo Reuters, Intel cân nhắc bổ sung 1 tỷ USD vào dự án tại Việt Nam để mở rộng nhà máy kiểm tra và đóng gói chip.

Cách đáp trả của Trung Quốc trong cuộc chiến chip bán dẫn

Trung Quốc có thể sẽ tập trung vào hỗ trợ ngành công nghiệp chip trong nước, thay vì các biện pháp đáp trả làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất thiết bị điện tử.

Công ty châu Á có ảnh hưởng như Apple

Không cần xuất hiện trên các sân khấu lớn, TSMC - công ty chip bán dẫn hàng đầu thế giới vẫn cho thấy tầm ảnh hưởng rộng lớn khi là nhân vật trung tâm cho mọi cải tiến mới nhất.

Phúc Thịnh

Theo WSJ

Bạn có thể quan tâm