Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống tại những nơi duy nhất trên Trái Đất chưa nhiễm virus

Nhiều nơi trên thế giới vẫn chưa xác nhận ca nhiễm virus nào. Tuy nhiên, người dân những nơi này hàng ngày sống trong lo sợ vì dường như không nơi nào thực sự miễn nhiễm với virus.

Một hòn đảo nhiệt đới chưa có ca nhiễm Covid-19 nào ở Bắc Thái Bình Dương có vẻ là nơi lý tưởng để vượt qua đại dịch. Tuy nhiên, cư dân ở Palau, một quốc đảo ở Thái Bình Dương, nói rằng cuộc sống ở đây không bình dị như mọi người nghĩ.

Quốc đảo nhỏ bé với dân số 18.000 người là một trong số ít nơi trên thế giới chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào trong khi số liệu ở những nơi khác tăng lên hàng ngày.

quoc gia chua co ca nhiem virus anh 1

Đảo Palau. Ảnh: Shutterstock.

Những nơi chưa bị ảnh hưởng bởi virus còn lại trên thế giới cũng bao gồm Samoa, Turkmenistan, Triều Tiên và các căn cứ trên lục địa băng giá ở Nam Cực, theo South China Morning Post.

Xa xôi chưa hẳn là an toàn

Là một đảo quốc ở Thái Bình Dương và cách quốc gia gần nhất hàng trăm km, Palau được bao quanh một vùng biển rộng lớn. Đây là thứ đóng vai trò là vùng đệm ngăn virus xâm nhập vào đây. Cùng với các hạn chế di chuyển nghiêm ngặt, điều này dường như đã ngăn mầm bệnh xâm nhập vào một số quốc gia bao gồm Tonga, quần đảo Solomon, quần đảo Marshall và Micronesia.

Nhưng nằm ở một nơi xa xôi vẫn không chắc chắn giúp các hòn đảo này miễn nhiễm với loại virus mới. Quần đảo Bắc Mariana, Mỹ đã xác nhận các ca nhiễm đầu tiên vào cuối tuần qua và một ca tử vong nghi do nhiễm Covid-19 vào hôm 30/3.

quoc gia chua co ca nhiem virus anh 2

Một nhà thám hiểm xem cực quang Australis tại Trạm Davis ở Nam Cực, lục địa duy nhất không có virus corona. Ảnh: AFP.


Klamiokl Tulop, một nghệ sĩ 28 tuổi và một bà mẹ đơn thân ở Palau, hy vọng quốc đảo này có thể tránh được số phận của Vũ Hán, New York hay Madrid - nơi có hệ thống y tế tốt hơn nhưng đều phải chịu sức ép trước dịch bệnh này.

Cô Tulop cũng ấy mô tả cảm giác sợ hãi ngày càng tăng trên quần đảo. Người dân trên đảo có một nỗi sợ rằng virus sẽ đến hoặc có thể đã lây lan trên đảo mà không bị phát hiện.

“Bạn có thể cảm thấy sự căng thẳng và lo lắng khi mua sắm”, cô Tulop nói với South China Morning Post. “Nhiều cửa hàng đông nghịt ngay cả khi đó không phải là ngày có lương”.

Một số dấu hiệu đáng sợ đã xuất hiện ở Palau. Một người đã được đưa đi cách ly trong tuần này trong khi các nhà chức trách đang chờ kết quả xét nghiệm Covid-19.

Tại bốn cơ sở nghiên cứu của Australia ở Nam Cực, khoảng 90 người buộc phải ở lục địa duy nhất không có ca nhiễm nào trong khi nhìn những con số nhảy nhót từng ngày ở đất nước họ.

Họ cũng không cần thực hiện cách ly xã hội ở Nam Cực.

“Họ có thể là những công dân Australia duy nhất tại thời điểm này có thể ăn một bữa tối cùng nhau và có thể đi đến quán bar hoặc phòng tập thể dục”, ông Robb Clifton, giám đốc điều hành bộ phận Nam Cực nói.

Các cơ sở nghiên cứu này hiện đã bị cô lập cho đến tháng 11, vì vậy nhóm người này vẫn an toàn. Tuy nhiên, ông Clifton thừa nhận, “thứ những người thám hiểm hiện tại lo lắng là tình trạng người thân của họ ở nhà”.

Một trong những đất nước bí ẩn nhất thế giới cũng tuyên bố chưa có ca nhiễm nào. Triều Tiên tuyên bố các biện pháp khẩn cấp là một thành công trong việc ngăn chặn Covid-19, bất chấp dịch bệnh hoành hành ở các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc.

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên công bố hình người dân nước này đeo khẩu trang. Tuy nhiên, điều này vẫn không thể dập tắt được những ngờ vực.

quoc gia chua co ca nhiem virus anh 3

Công nhân của nhà máy Xà phòng Ryongaksan làm ra chất khử trùng ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên trong chiến dịch chống Covid-19 tại đây. Ảnh: AP.

Xã hội xáo trộn

Mặc dù Palau chưa có ca nhiễm nào được xác nhận, quốc gia này vẫn bị bủa vây bởi những lo ngại trong việc thay đổi xã hội và tê liệt nền kinh tế, thứ đã ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới.

Các quầy hàng trong siêu thị ở thị trấn Koror lớn nhất Palau đã bị quét sạch. Dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang và rượu bắt đầu thiếu hụt.

Các hòn đảo phụ thuộc rất nhiều vào hàng hóa được vận chuyển từ nơi khác đến bằng máy bay hoặc tàu. Điều này có nghĩa là nguồn cung có thể nhanh chóng cạn kiệt.

Hãng hàng không United Airlines của Mỹ từng có sáu chuyến bay một tuần từ đảo Guam gần đó ra Palau. Tuy nhiên, hiện tại chỉ còn một chuyến bay mỗi tuần ra quốc đảo này. Đảo Guam cũng đã xác nhận 50 trường hợp dương tính với virus.

quoc gia chua co ca nhiem virus anh 4

Trạm Casey của Australia ở Nam Cực. Ảnh: AFP.


“Hãy nhìn xem chúng tôi đối phó tệ như thế nào khi các chuyến hàng bị trễ trước khi đại dịch này xảy ra”, cô Tulop nói. “Mọi người đều phản ứng với điều đó”.

Các cư dân ở đây cũng thực hiện cách ly xã hội. Các bác sĩ đang chờ bộ dụng cụ xét nghiệm gửi từ Đài Loan. Chính phủ Palau cũng đang xây dựng 5 phòng cách ly có thể chứa tới 14 bệnh nhân.

Mọi người cảm thấy như đang chờ đợi dịch bệnh.

“Tôi muốn lạc quan rằng chúng tôi sẽ không nhiễm virus”, cô Tulop nói. “Tuy nhiên, Palau chắc chắn sẽ có ca nhiễm. Chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào du lịch và hầu hết chúng tôi cần di chuyển để đi làm”.

Công việc thường ngày của anh Rondy Ronny là tổ chức các sự kiện du lịch lớn. Nhưng dịch bệnh bùng phát và công việc của anh phải dừng lại. Anh Ronny cũng thừa nhận mình đang rất lo lắng.

“Tôi có nhiều khoản vay và hóa đơn đến hạn thanh toán”, ông nói. “Tôi hy vọng chính phủ cũng sẽ giúp nền kinh tế của chúng tôi phục hồi”.

Palau có thể vẫn chưa xác nhận ca nhiễm đầu tiên sau xét nghiệm mới nhất.

Nhưng ngay cả ở những nơi xa xôi nhất trên thế giới vẫn có thể cảm nhận tác động của đại dịch toàn cầu này.

Có vẻ như không có nơi nào thực sự miễn nhiễm với virus.

Gia đình chế lời bài hát 'Những người khốn khổ' trong mùa cách ly Ben và Danielle Marsh cùng 4 đứa con đã thể hiện lại bài hát One Day More trong phim Những người khốn khổ và đã được chỉnh sửa lời theo cuộc sống hiện tại trong mùa dịch Covid-19.

WHO: Dịch ở châu Á còn diễn ra trong thời gian dài

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo dịch bệnh vẫn chưa biến mất ở châu Á và các quốc gia phải chuẩn bị cho đợt lây lan quy mô lớn trong cộng đồng.

Nới hay không nới cách ly - nan đề của Hàn Quốc khi đỉnh dịch đi qua

Hàn Quốc, quốc gia đầu tiên đã trở thành ổ dịch lớn thứ hai tiếp sau Trung Quốc, chuẩn bị quay lại cuộc sống bình thường trong bối cảnh số ca nhiễm mới được kiểm soát.

Như Trần

Bạn có thể quan tâm