Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Cuộc sống, nhiệm vụ của chiến sĩ cảnh sát từ góc nhìn người trong cuộc

Là một người đồng chí, đồng đội nên tác giả Trần Ngọc Mai nhìn thấu bao vất vả của lực lượng cảnh sát và thể hiện qua cuốn "Cổ tích cảnh sát".

Co tich canh sat anh 1

Ảnh minh họa: Việt Hùng.

Cảnh sát trong mắt người dân vốn là hình tượng đầy nghiêm nghị, cương trực nhưng cũng khó gần. Thế nhưng đối với Trần Ngọc Mai lại khác, cảnh sát hóa ra chỉ là con người bình thường, tận tụy vì công việc song cũng đối mặt với bao rắc rối đời thường.

Cuộc sống và nhiệm vụ của họ cũng tràn đầy những vinh quang song vẫn xen lẫn đâu đó giây phút đấu tranh nghẹt thở giữa lằn sinh tử để đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân…

Cổ tích cảnh sát là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Trần Ngọc Mai sau những tập thơ đầy thi vị và lãng mạn. Với đề tài về tín dụng đen, tội phạm mại dâm, anh đã khắc họa một lát cắt nhiều nước mắt của đời sống.

Chẳng biết từ bao giờ, bài bạc, ma túy đã phá nát và ăn mòn từng ngôi nhà, vợ chồng bỏ nhau, con cái nheo nhóc. Bán nhà, bán đất, bán vợ rồi bán cả con để lao vào vòng xoáy đỏ đen. Con bạc như con đỉa hút máu mỗi gia đình, nhưng đỉa đâu sống được lâu, chúng sẽ bị những con vắt đè ra bóc lột. Lãi mẹ, đẻ lãi con, tín dụng đen bám rễ, ăn sâu vào từng ngõ ngách của cuộc đời mà đẩy người lương thiện lâm vào vũng bùn nhơ nhuốc. Là Hùng Bò, Hiền hay những cô gái mại dâm trong nhà chứa, đâu ai muốn vướng một đời tội lỗi.

Ấy mà, chỉ vì lòng tham, những kẻ tội phạm cứ chèn ép từng chút khiến người ta phải lâm đường cùng để hòng chuộc lợi. Hình ảnh người chiến sĩ cảnh sát hiện ra qua Minh một người lính trinh sát lăn xả, nhiệt huyết.

Minh còn trẻ, niềm đam mê với nghề rực cháy trong anh để không điều gì có thể cản bước, dù kẻ địch có hung hãn thì anh cũng lăn xả vào mọi trận địa để thực hiện nhiệm vụ. Có thể nói rằng Minh là điển hình cho những phẩm chất cao quý của người chiến sĩ công an nhân dân dám vì nước, vì dân mà quên cả thân mình. Anh không ngại hy sinh hay cả lúc bị thương cũng chưa từng lùi bước.

Phải chăng, vì là một người đồng chí, đồng đội nên Trần Ngọc Mai thấu hiểu hơn ai hết những nỗi niềm mà họ chưa kể, cũng nhìn thấu bao vất vả, nhọc nhằn để gửi lòng qua câu chữ.

Co tich canh sat anh 2

Sách Cổ tích cảnh sát. Ảnh: Lê Ngọc.

Tiểu thuyết của anh không nhiều cảnh đấu trí hóc búa nhưng lại có nhịp văn rất đời, rất tình, khắc họa rõ từng cuộc chiến, dù là ngoài đời hay trong lòng. Sóng đã gợn lăn tăn trong gia đình khi sự hiểu lầm lần lượt được lên men, Thủy là đại diện cho những người vợ của công an luôn vò võ một mình chăm lo, quán xuyến hết thảy để chồng yên tâm làm nhiệm vụ.

Dẫu có nghi ngờ cũng chẳng dám nói với ai. Mỗi lần tiễn chồng đi làm là mỗi lần đem tim treo ngược, ôm lo lắng dệt thành nỗi nhớ mong đằng đẵng hàng ngày.

Phận người, phận đời được Trần Ngọc Mai đan cài vào từng chương truyện một cách rất tinh tế khi độc giả lần lượt khám phá câu chuyện của những người cùng khổ do tín dụng đen gây ra.

Từ những con người đang ấm êm hạnh phúc bỗng hóa thành nhánh lục bình trôi dạt muôn nơi. Dù bình minh vẫn thấp thoáng phía trước, những cuộc chiến khơi dậy sóng ngầm, tội phạm thì cứ liều lĩnh còn người chiến sĩ lại cứ xả thân. Chẳng biết ngày mai bao giờ là đoạn kết, chỉ ngọn lửa hy vọng là bừng bừng cháy sáng soi đường, dẫn lối cho con người ta đi về phía trước…

Nếu ai đó nói tiểu thuyết là sân chơi của kết cấu thì trong tác phẩm này, điều ấy lại thể hiện rõ nét qua những bước ngoặt thời gian. Trần Ngọc Mai có sự hiểu biết về nghề, khả năng quan sát nhạy bén để dùng trình tự tuyến tính trước sau mà lồng ghép những câu chuyện đời trong đó. Và rồi, độc giả lại chính là người lật mở từng mảnh ghép, xâu chuỗi sự kiện mà vỡ òa trong từng chân tướng, cùng khóc, cùng cười, vui chung niềm vui với mỗi nhân vật.

“Cổ tích cảnh sát” có lẽ không thỏa mãn cái gu đuổi bắt, kịch tính hay hành động của nhiều người như phim hình sự Mỹ, nhưng cuốn sách có đủ đầy những gia vị khiến người ta phải rưng rưng, đọc để thương phận người, để hiểu rõ hơn cuộc sống của người chiến sĩ công an thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi.

Bài viết của độc giả Lê Ngọc, Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy và Cứu nạn Cứu hộ, Tuyên Quang.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Zing News

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing News mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Buồn mãi có làm gì được không

Trong "Buồn mãi có làm gì được không?", các tác giả nói lên những góc nhìn, chia sẻ về nỗi buồn mà mình trải qua hoặc trông thấy.

Khát vọng lập thân, lập nghiệp của một thế hệ

Tự truyện “Sinh năm 1972 - Khát vọng sống của kẻ đi ngược chiều” của tác giả Nguyễn Cảnh Bình là câu chuyện khát vọng lập thân, lập nghiệp của một thế hệ.

Dao song va dao nghe phai hoa quyen voi nhau hinh anh

Đạo sống và đạo nghề phải hòa quyện với nhau

0

Rất hiếm ai có một cuộc sống hạnh phúc mà lại không hạnh phúc với việc mình làm. Nếu “đạo sống” và “đạo nghề” của một người không hòa quyện với nhau hay thậm chí trái ngược nhau thì người đó rất khó có được một cuộc sống hay cuộc đời trọn vẹn. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Lê Ngọc

Bạn có thể quan tâm