Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống lận đận của những người tới châu Âu để trốn IS

"Họ nhốt, làm nhục và bỏ rơi chúng tôi. Dù thoát chết, nhưng không ai giúp chúng tôi nơi nương náu", người dân Syria trốn sang Tây Ban Nha kể về cuộc sống dưới trời Âu.

Ảnh: CNN
Dòng người nhập cư trái phép từ các quốc gia đang đối mặt với sự lộng hành của IS đổ dồn vào các quốc gia châu Âu. Ảnh: CNN

Vượt biên

Đi lang thang dưới bầu trời u ám sau một cơn bão, một nhóm đàn ông không cạo râu và mặc những áo phông màu sắc sặc sỡ nhìn theo một đoàn xe quân sự. Những người này đã tới Melilla, vùng đất nhỏ bé của Tây Ban Nha giáp Morocco, sau khi đi bộ qua Mali, Syria, Libya cùng nhiều nơi khác. Nhiều người trong số họ chỉ mong cuộc sống tốt đẹp hơn dưới trời châu Âu, trong khi những người khác muốn tránh xung đột.

Một số người trèo qua hàng rào dây thép với chiều cao 6 m. Nhiều người khác đã mua hộ chiếu giả từ Morroc để nhập cảnh vào Melilla dưới mác người lao động hoặc dân buôn. Tuy nhiên, giới chức Tây Ban Nha lo ngại rằng, những kẻ thánh chiến cuồng tín có thể lẫn trong đám người đó. Chúng trà trộn để tới châu Âu theo con đường mà những kẻ buôn lậu trên khắp Bắc Phi đi qua. Do vậy, việc cảnh sát mang vũ khí hạng nặng cùng máy bay trực thăng quân sự, xe bọc thép và tàu tuần tra xuất hiện tại Melilla, thành phố tự trị của Tây Ban Nha là cảnh tượng quen thuộc tại khu vực này. Những cuộc trấn áp dân nghèo cũng thường diễn ra tại Cañada - một đô thị ở tỉnh Sevilla, nơi có những tòa nhà, công viên hiện đại cùng bãi biển tuyệt đẹp. 

Không chào đón

Dân nhập cư lậu  tại thành phố Barcelona của Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters
Dân nhập cư trái phép tại thành phố Barcelona của Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

Người nước ngoài, đặc biệt là nhà báo, không được chào đón ở Cañada. Một tầng lớp ủng hộ Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và kêu gọi thành lập một nhà nước Hồi giáo từ trải dài từ Sudan tới Iraq đã hình thành ở Cañada. Người đứng đầu một nhà thờ ở Hồi giáo ở Cañada luôn lẩn tránh tiếp chuyện với người nước ngoài. Họ đưa ra các lý do như ông mắc bệnh hoặc ăn chay, đồng thời cảnh báo phóng viên không quay phim trong những hẻm ở Cañada.

Sự căng thẳng tại đây vượt mức bình thường sau hoạt động trấn áp dân nhập cư của cơ quan an ninh Tây Ban Nha và Marroc diễn ra hồi tuần trước. Cảnh sát đã bắt 8 người đàn ông tại thị trận Nador, giáp Marroc. Mohamed Said Mohamed. Tên cầm đầu, kẻ chuyên tuyển dụng chiến binh thánh chiến cho IS, đã sa lưới ngay tại nhà hắn ở Cañada. Cảnh sát Tây Ban Nha đang truy lùng Said Mohamed Zakarias, anh trai của Mohamed. Hắn là một cựu chiến binh Tây Ban Nha và từng học cách sử dụng vật liệu nổ. Sau khi rời quân đội năm 2010, Zakarias gia nhập nhóm thánh chiến MUJAO, một nhánh của al-Qaeda ở vùng Maghreb Hồi giáo ((AQIM). Giới chức Tây Ban Nha tin rằng Zakarias đã tới Syria và liên lạc với em trai để tuyển dụng thanh niên từ Marroc cho IS.

"Bị làm nhục và bỏ rơi"

Ảnh: Euronews
Nhiều người từ các vùng chiến sự đã đánh đổi tất cả để có một chốn dung thân dưới trời châu Âu. Ảnh: Euronews

Từ đầu năm tới nay, cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt 44 người dân nhập cư trái phép tới Melilla hay Ceuta, một vùng đất khác của Tây Ban Nha, cùng một số nơi khác. 

Trung tâm tạm giữ người nhập cư ở Melilla (CETI) luôn trong tình trạng đông đúc và ngày càng mất vệ sinh. Theo thiết kế, CETI có thể  chứa khoảng 400 người. Song hiện nay, số người nhập cư tại đây đã vượt hơn 2.000 người.

Đại diện chính phủ Tây Ban Nha tại Melilla, Abdelmalik El Barkani, nói với CNN rằng, mặc dù các điều kiện tại CETI không lý tưởng, dân di cư vẫn nhận sự chăm sóc đầy đủ. "Tôi tin rằng, tình trạng của họ lúc này tốt hơn nhiều so với khoảng thời gian trước khi họ đến Melilla" El Barkani nói, đồng thời cho hay nhiều người di cư bất hợp pháp khác vẫn lang thang trên đường phố Melilla. Họ đã liều mạng để có một chốn dung thân dưới trời châu Âu.

Tuy nhiên, nhiều người đàn ông vẫn lang thang trên các con phố ở Mellia. Họ tới từ Kobani, thị trấn của người Kurd và nằm sát biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Đây cũng là nơi IS hoành hành dữ dội trong suốt thời gian qua. Khalid Barazy, 34 tuổi, đã tới Melilla hơn một tháng. “Nhiều người hiểu nỗi thống khổ mà chúng tôi đang chịu đựng. Chúng tôi phải ngủ dưới trời mưa tầm tã hai ngày qua. Người ta nhốt, làm nhục và bỏ rơi chúng tôi. Dù thoát chết, nhưng không ai cho cho chúng tôi nơi nương náu", Barazy nói với giọng buồn bã.

Theo Barazy, những người như anh đã phải trả một khoản tiền lớn để có cơ hội vượt biên sang Tây Ban Nha. Nhiều người bán nhà, đồ đạc để tới đây. Tuy nhiên, thật trớ trêu, những thứ họ nhận lại không như mong đợi. “Tôi ước chúng tôi đã ở lại Syria, thậm chí phải chết. Nhưng điều đó còn tốt hơn cuộc sống ở các trại tại Tây Ban Nha", Barazy nói. Thậm chí, nhiều người còn có ý nghĩ quay trở lại Syria và tham gia cuộc chiến mà họ từng trốn tránh.

Barazy và hàng trăm người  mắc kẹt tại Melilla có thể tiếp tục rời Tây Ban Nha do chưa nhận câu trả lời từ giới chức về yêu cầu tị nạn của họ. Trong khi đó, các quan chức tại Marid lo ngại nguy cơ những người tị nạn đang lang thang tại Melilla hay cư dân các nước láng giềng có ý định di cư trái phép vào nước này sẽ đem theo làn sóng khủng bố tới châu Âu. 

 

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm