Thế giới
Ảnh & Video
Cuộc sống bấp bênh ở Hy Lạp trong cơn khủng hoảng
- Thứ ba, 7/7/2015 15:08 (GMT+7)
- 15:08 7/7/2015
Đời sống người dân Hy Lạp, quốc gia chìm trong cuộc khủng hoảng từ cuối năm 2009, sẽ càng khốn đốn nếu Athens phải rời khỏi khu vực đồng Euro.
|
Những người ủng hộ lựa chọn từ chối điều khoản của các chủ nợ tập trung tại quảng trường Syntagma ở thủ đô Athens của Hy Lạp để reo hò sau cuộc trưng cầu dân ý vào tối 5/7. Khoảng 10 triệu cử tri tham gia cuộc trưng cầu dân ý về việc đồng ý hay từ chối những yêu cầu của các chủ nợ nhằm gia hạn các khoản vay và cấp thêm tiền cho hệ thống ngân hàng. 61% cử tri không chấp nhận các điều khoản của những chủ nợ, trong khi chỉ 39% đồng ý. Kết quả của cuộc trưng cầu khiến đồng Euro mất giá mạnh. |
|
Một ông lão bán ngô tại quảng trường Syntagma, phía trước tòa nhà quốc hội trong khi những người khác mừng chiến thắng. |
|
Thủ tướng Hy lạp Alexis Tsipras phát biểu trước báo giới sau khi bỏ phiếu ngày 5/7. Sau cuộc trưng cầu, nếu một thỏa thuận giữa Hy Lạp và EU không ra đời, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ ngừng cung cấp tiền mặt cho hệ thống ngân hàng của nước này. Hệ thống tài chính của Hy Lạp sẽ sụp đổ nếu tiền mặt cạn kiệt. Bất ổn xã hội sẽ tăng nếu người dân không thể rút tiền tiết kiệm. |
|
Những người ủng hộ việc chấp nhận điều khoản của các chủ nợ EU tập trung đông tại thủ đô hôm 3/7. Cuộc trưng cầu dân ý cho thấy người dân Hy Lạp đang chia rẽ xung quanh viễn cảnh rời khỏi hay ở lại khu vực đồng Euro. |
|
Người dân Hy Lạp xếp hàng bên ngoài một nhánh của ngân hàng quốc gia để rút lương hưu với mức giới hạn là 120 Euro (132 USD) hôm 2/7. |
|
Ông Giorgos Chatzifotiadis (77 tuổi), khóc bên ngoài một chi nhánh của ngân hàng quốc gia vì không thể rút khoản tiền lương hưu ít ỏi. |
|
Cuộc đối đầu giữa những người biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng với cảnh sát. |
|
Cảnh sát bắt một thanh niên quá khích. Cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp bắt đầu từ cuối năm 2009, khi chính phủ của Thủ tướng George Papandreou thừa nhận mức thâm hụt ngân sách là 12,7% GDP, gần gấp đôi con số mà chính phủ ước tính (6,7%). Ngay lập tức 3 tổ chức đánh giá tín dụng lớn của thế giới đánh tụt hạng trái phiếu chính phủ Hy Lạp. |
|
Một người đàn ông đốt cờ của Liên minh châu Âu (EU) bên ngoài văn phòng của Ủy ban châu Âu tại Athens. Nếu ECB ngừng cấp tiền mặt cho các ngân hàng Hy Lạp, giải pháp duy nhất của Athens là quay trở lại với đồng tiền cũ và rời khỏi khu vực đồng Euro. Khi ấy, nền kinh tế sẽ tồi tệ và đời sống người dân càng khốn đốn. |
Hy Lạp
khủng hoảng
euro
nợ
ngân hàng
lương
người dân