Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống bấp bênh của người nhập cư Việt Nam lên báo Mỹ

Nguyen Van Cuong rời làng đến Hà Nội làm việc trong một nhà máy lắp ráp xe đạp. Sau 4 năm sống chật vật ở thủ đô, Cuong quyết định về quê vì công ty giảm lương.

Nhiều lao động nhập cư cho rằng môi trường làm việc tại các công xưởng vất vả, giờ làm việc kéo dài, và nhiều luật lệ. Ảnh: Bloomberg
Nhiều lao động nhập cư cho rằng môi trường làm việc tại các công xưởng vất vả, giờ làm việc kéo dài, và nhiều luật lệ khắt khe. Ảnh: Bloomberg

Vỡ mộng

Cuong, 25 tuổi, đi làm ngay sau khi hoàn thành chương trình phổ thông. Rất nhiều lao động nhập cư như anh rời quê lên thành phố tìm việc. Dù tay nghề không giỏi, họ tin rằng làm công nhân ở các nhà máy sẽ được trả lương cao đủ để chăm lo cho bản thân và hỗ trợ gia đình.

Lương của Cuong tại nhà máy là 5 triệu đồng/tháng, ngoài ra còn có bảo hiểm y tế, thưởng và phụ cấp tăng ca. Tuy nhiên, anh thừa nhận công việc trong nhà máy vất vả và kéo dài nhiều giờ chứ không phải theo giờ hành chính. "Nếu một người chưa qua huấn luyện mà vào làm việc ngay thì rất khó khăn", Cuong nói trên Bloomberg. Do vậy, khi công ty giảm lương công nhân trong năm 2014 vì hoạt động kinh doanh không hiệu quả, Cuong quyết định về quê ở Bắc Giang để kiếm việc.

Chuyện đàn ông Việt xa vợ lên báo Tây

Khi người vợ sang Đài Loan để làm nghề giúp việc nhà từ 9 năm trước, Pham Duc Viet đảm nhận toàn bộ việc nhà và nuôi hai đứa con nhỏ.

"Làm công nhân xây dựng dễ hơn. Thu nhập tuy có thấp hơn nhưng quan trọng là tôi được ở nhà mình", Cuong chia sẻ. Anh cho biết người vợ ở quê đang mang bầu đứa con thứ hai. "Tôi có nhà và ruộng ở quê. Ở với gia đình thì lúc nào cũng dễ dàng. Hơn nữa nhiều công việc thời vụ cũng rất cần người ở quê".

Trong khi đó, chị Le Thi Luyen, người tỉnh Vĩnh Phúc, quyết định ở lại Hà Nội sau khi xin nghỉ tại một xưởng may. Tuy nhiên, chị không có nhiều cơ hội tìm những công việc ổn định khác do số lượng doanh nghiệp đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động trong nửa đầu năm 2014 lên đến 16% so với 10,5% trong cùng kỳ năm ngoái. Do vậy, Luyen mở gánh bán phở ở một góc vỉa hè.

"Làm việc ở nhà máy chẳng sướng như tôi vẫn nghĩ khi còn ở quê. Ca làm việc kéo dài, lại còn rất nhiều luật lệ nghiêm ngặt. Tôi đang cố ở thành phố thêm một thời gian nữa. Nếu không ổn thì tôi mới tính chuyện về quê làm ruộng hay làm gì khác", chị Le Thi Luyen, 27 tuổi, tâm sự.

Ông Nguyen Van, phó chủ tịch Hiệp hội công nghệ phụ trợ tại Hà Nội, nêu tình hình chung: "Rất nhiều công ty thành viên gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân lao động. Dù họ chấp nhận đào tạo, thậm chí hỗ trợ nơi ở, nhiều công nhân không chịu nổi sức ép, áp lực, kỷ luật trong nhà máy nên sẽ quay trở lại làm những công việc cũ".

Nhiều doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động hoặc đóng cửa trong năm 2014 so với năm 2013. Ảnh: Bloomberg
Nhiều doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động hoặc đóng cửa trong năm 2014 so với năm 2013. Ảnh: Bloomberg

Bài toán chất lượng lao động

Trong khi Việt Nam đang nỗ lực cạnh tranh với Trung Quốc như trung tâm cung cấp lao động giá rẻ, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc đầu năm 2014 đã khuyến cáo Việt Nam có những dấu hiệu rơi vào tình trạng năng suất và giá trị thấp do công nhân bỏ các công việc chính thức ở khối dịch vụ và sản xuất. Họ "biến mất" khỏi các số liệu thống kê chính thức khi chuyển sang làm những việc như bán hàng rong hoặc lao động thời vụ.

Một quan chức Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội hồi tháng 9 cho biết khoảng 2/3 nguồn nhân lực trong nước đang làm những công việc không chính quy "dễ biến động và năng suất thấp". Mức lương của họ khoảng 3,5 triệu đồng/tháng, theo một khảo sát năm 2012 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM).

Khi không chịu nổi công việc trong nhà máy, nhiều công nhân trở về quê tiếp tục làm ruộng. Ảnh: Bloomberg
Khi không chịu nổi công việc trong nhà máy, nhiều công nhân trở về quê tiếp tục làm ruộng. Ảnh: Bloomberg

"Đây là thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế nếu xu hướng này tiếp diễn, vì lực lượng công nhân tay nghề và năng suất thấp sẽ càng tăng lên. Điều này thực sự đáng lo ngại", ông Tran Dinh Thien, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói.

Ông Phu Huynh, chuyên gia kinh tế tại văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Bangkok nhận định: "Những công việc không chính quy ảnh hưởng đến nền kinh tế vì chúng kiềm chế tăng trưởng nếu xét theo hiệu suất và khả năng cạnh tranh. Vấn đề mấu chốt ở đây không chỉ là giáo dục và đào tạo kỹ năng cho người lao động, mà liệu những kỹ năng này đáp ứng nhu cầu người tuyển dụng hay không".

Chính phủ đã phát động một chương trình dạy nghề cho người dân vùng nông thôn từ năm 2012, nhưng đến nay chỉ thu hút khoảng 25% người trong độ tuổi lao động so với mục tiêu đặt ra trước năm 2015 là 70%. Theo CIEM, chỉ 1/3 những người đã học xong các trường đào tạo nghề cũng có thể đáp ứng kiến thức và kỹ thuật chuyên môn theo yêu cầu tuyển dụng. 

Góc khuất trong những đám cưới của cô dâu Việt tại Singapore

Nhiều cuộc hôn nhân giữa đàn ông Singapore và phụ nữ Việt Nam nhanh chóng kết thúc vì chúng không hình thành trên nền tảng tình yêu.

Chuyện phá thai của giới trẻ Việt lên báo nước ngoài

Tại một nghĩa trang nhỏ ở Hà Nội, Nguyen Van Thao mở chiếc hộp đựng bào thai để chôn cất. "Có ngày chúng tôi tiếp nhận đến 30 bào thai để đem chôn", Thao cho biết.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm