Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc gọi lừa 'con cấp cứu': Vì sao thông tin học sinh bị lộ?

Đại diện Công an TP.HCM cho rằng thông tin cá nhân của học sinh có thể bị lộ khi đăng ký thông tin với cửa hàng, trung tâm ngoại ngữ, khu vui chơi.

Một người bị tai nạn giao thông được đưa đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

Chiều 9/3, trong buổi họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM, chia sẻ nguyên nhân khiến thông tin của nhiều học sinh tại TP.HCM bị lộ, dẫn đến các vụ lừa đảo chuyển tiền.

Hiện Công an TP.HCM đã tiếp nhận 7 tố giác của người dân liên quan đến việc này và đang điều tra. Theo thượng tá Hà, khó có việc nhà trường để lộ, lọt thông tin. Vì cơ quan Nhà nước khi quản lý thông tin sẽ theo quy trình chặt chẽ nên tính bảo mật sẽ cao hơn.

"Có thể nhân viên cửa hàng thu thập và bán lại thông tin cho đối tượng xấu, hoặc lỗ hổng bảo mật thông qua việc phụ huynh đăng ký các khóa học ở trung tâm học tập, khu vui chơi. Chúng tôi vẫn trong quá trình điều tra, khi có kết quả cụ thể sẽ thông báo sau", thượng tá Lê Mạnh Hà nói.

lua chuyen tien anh 1

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM, tại buổi họp báo. Ảnh: Thành Nhân.

Theo vị đại diện Công an TP.HCM, khi nhận thông tin về việc người thân đang bị tai nạn, người dân cần bình tĩnh, liên hệ cơ quan, công ty, trường học nơi người thân đang công tác, làm việc, học tập để kiểm tra, kiểm chứng thông tin.

Cũng liên quan đến việc này, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, thông tin dữ liệu của ngành được thực hiện nghiêm ngặt, ghi nhận thông qua hệ thống nên không có việc lộ, lọt thông tin.

"Có những cuộc gọi đến nêu sai thông tin tên lớp, tên trường, nhưng phụ huynh vì quá lo lắng cho con vẫn tin tưởng chuyển tiền. Phụ huynh trong trường có những nhóm chat trao đổi thông tin với nhau nên rất dễ lộ thông tin", ông Minh chia sẻ.

Hiện Sở GD&ĐT đang yêu cầu tất cả trường học trên địa bàn phải rà soát lại số điện thoại đường dây nóng của đơn vị, cung cấp đến phụ huynh học sinh, đăng trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục. Đường dây nóng phải luôn có người túc trực để phụ huynh liên hệ trong các trường hợp cần thiết

Những ngày gần đây, liên tiếp nhiều phụ huynh bị kẻ xấu gọi điện đến, tự xưng là giáo viên bộ môn, nói rằng con họ trong quá trình học tại trường bị tai nạn "chấn thương sọ não" phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, đồng thời yêu cầu phụ huynh chuyển ngay hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng để mổ gấp cho con... Vì lo lắng, nhiều phụ huynh chuyển tiền cho kẻ lừa đảo.

Sách hay về đô thị

Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.

Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.

Thêm bệnh viện cảnh báo cuộc gọi lừa đảo 'con bị chấn thương sọ não'

Nhiều phụ huynh tìm đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) hỏi về sự việc "con bị chấn thương sọ não", nhưng thực chất là thông tin lừa đảo.

Vừa sinh con xong, sản phụ liên tục bị tra tấn điện thoại mời mua sữa

Vừa sinh con ở Bệnh viện Từ Dũ, một số sản phụ than liên tiếp bị làm phiền bởi các cuộc gọi quảng cáo mời mua sữa. Họ cho rằng thông tin cá nhân của mình đã bị lộ lọt.

Anh Nhàn

Bạn có thể quan tâm