Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc đua nhan sắc để tìm việc của giới trẻ Trung Quốc

Ngoài nỗ lực lấy những tấm bằng danh giá, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền cho các ca phẫu thuật thẩm mỹ để giành ưu thế trong quá trình tìm việc.

Gần đây, những bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ Trung Quốc trở nên bận rộn hơn. Trước đây người Trung Quốc kỳ thị phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng giờ đây một bộ phận dân chúng thích chỉnh sửa khuôn mặt và các phương pháp làm đẹp khác. Sự phổ biến rộng rãi của văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt những bộ phim truyền hình với vô số nữ diễn viên xinh đẹp là nguyên nhân khiến suy nghĩ của họ thay đổi.  

Ngành công nghiệp làm đẹp tại Trung Quốc phát triển mạnh từ năm 2010. Theo Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, số lượng các tổ chức thành viên của họ đã lên đến 1.000. Năm 2014, Trung Quốc trở thành thị trường mỹ phẩm lớn thứ ba thế giới, chiếm 12% thị phần với doanh thu khoảng 82,8 tỷ USD.

Lời kể kinh hoàng của bệnh nhân tỉnh dậy giữa ca phẫu thuật

"Tôi đã tỉnh nhưng hoàn toàn tê liệt. Tôi nghe thấy bác sĩ nói 'cắt sâu hơn vào mắt'. Tôi la lên nhưng không ra tiếng", một nữ bệnh nhân nhớ lại cuộc phẫu thuật của cô.

Dịch vụ tiểu phẫu là trọng tâm của ngành công nghiệp làm đẹp ở Trung Quốc. Một chuỗi phòng khám của những người từ đảo Đài Loan thu 50 tệ để loại một nốt ruồi nhỏ, 500 tệ cho một nốt ruồi lớn. Chi phí cho ca phẫu thuật cặp mí là 3.500 tệ. Những ca phẫu thuật phức tạp hơn, như sửa mũi và nâng ngực, có giá từ vài ngàn đến hàng chục ngàn nhân dân tệ.

Các cơ sở thẩm mỹ phát triển nhờ nhu cầu của những phụ nữ muốn trở nên đẹp hơn. Nhưng nó còn xuất phát từ nhu cầu của những người đang tìm việc.

Với ca phẫu thuật mắt 1 mí thành 2 mí, cô gái này hy vọng đôi mắt mình sẽ to và đẹp hơn
Với ca phẫu thuật mắt một mí thành hai mí, cô gái này hy vọng đôi mắt sẽ to và đẹp hơn. Ảnh: Reuters

Năm nay, gần 7,5 triệu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp đại học - một con số kỷ lục. Giới trẻ xem cải thiện nhan sắc như một giải pháp để nâng cao cơ hội trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm việc khốc liệt.

Tại một bệnh viện ở thành phố Quảng Châu, một nhân viên văn phòng 24 tuổi tiết lộ lý do cô đến đây: "Làn da của tôi khá đen. Vì vậy tôi yêu cầu họ làm cho nó sáng hơn và đẹp hơn. Nếu tôi muốn có một công việc tốt, chắc chắn ngoại hình của tôi phải hấp dẫn hơn. Tôi sẽ không tiếc một phần ba lương tháng cho ca phẫu thuật".

Theo một người đại diện của công ty nhân sự Zhaopin tại Bắc Kinh, nhiều nhân viên văn phòng tin rằng ngoại hình hấp dẫn sẽ giúp họ tìm được công việc tốt hơn.

"Ngày nay, người Trung Quốc cho rằng một người phụ nữ đẹp hơn sẽ gây ấn tượng tốt hơn trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng", anh nói.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của các ca phẫu thuật thẩm mỹ khiến số trường hợp thất bại cũng tăng và các nạn nhân đổ lỗi cho tay nghề của đội ngũ bác sĩ. Do đó hàng chục ngàn người Trung Quốc sang Hàn Quốc để làm đẹp. Họ tin rằng dịch vụ ở Hàn Quốc an toàn hơn và có chất lượng tốt hơn. Xu thế ấy khiến số lượng khách du lịch Trung Quốc sang Hàn Quốc để làm đẹp tăng sau từng năm.

Cuộc chiến nhan sắc của nam giới Hàn Quốc

Đối với nam giới Hàn Quốc, một làn da sáng, không nếp nhăn đồng nghĩa với cánh cửa nghề nghiệp hay cơ hội tìm bạn gái sẽ rộng mở.

Cảnh báo nạn 'dao kéo' ồ ạt trong giới trẻ châu Á

"Nhu cầu làm đẹp đang lấn át nỗi sợ hãi. Nhiều người thấy bạn bè đi nâng mũi cũng quyết làm theo", một cô gái nói về làn sóng dao kéo ở châu Á.

Nguyễn Tuấn

Bạn có thể quan tâm