Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc đời khắc nghiệt và khốn cùng đến thế ư?

"Thất lạc cõi người" được xem là cuốn tự truyện của chính tác giả Dazai Osamu. Tiểu thuyết được hoàn thành ngay trước khi ông quyết định tự sát lần thứ 5.

Câu chuyện kể về cuộc đời của Yochan, một thiếu niên đẹp, thông minh và nhạy cảm. Nhưng ngay từ khi còn nhỏ đã sống trong trạng thái hoang mang, với nỗi mặc cảm nhức nhối, rằng bản thân mình chỉ là kẻ bên rìa xã hội, vĩnh viễn không bao giờ được sống hạnh phúc giữa tha nhân.

Yochan quá thông minh nên ngay từ khi còn nhỏ đã chấp nhận đóng vai một tên hề, để được những người xung quanh yêu quý. Nhưng rồi vai hề ấy càng đóng đạt thì Yochan càng trượt sâu vào nỗi cô độc khắc kỷ của riêng mình.

Nhân gian ấy, anh không thể tìm được niềm an ủi từ ai nên đã tự mình trượt vào trong cõi thất lạc, với những mê đắm đầy dục vọng và tha hóa. Yochan trầm mình trong sự vô nghĩa của đời sống, thấu hiểu bản chất thực của đời sống và con người, cái chết.

Ấy là khi tâm tư anh vẫn chất đầy sự đau khổ, và dường như anh được nuôi dưỡng bởi một cái hồ chật cứng nỗi đau. Cho đến một ngày sau những hoang hoải mệt nhoài về đời sống, khi biết tin cha anh đã chết, thì cơ thể anh đã bị cạn kiệt. Ngay cả năng lực đau đớn cũng mất đi. Anh chỉ còn một xác thân trống rỗng.

gioi thieu sach That lac coi nguoi anh 1
Tác phẩm Thất lạc cõi người của Dazai Osamu.

Thất lạc cõi người được viết dưới dạng nhật ký, ghi lại tâm tư sâu kín của một con người bằng một hệ thống ngôn ngữ trần trụi, sắc lạnh, và thẳng thắn đến tàn nhẫn. Người đọc những dòng nhật ký ấy thấy tâm trí bải hoải, nặng nề. Cuộc đời tha hóa đến thế, đau khổ đến thế thì đúng là bỏ đi rồi. Không chết được lại là sự đầy đọa dai dẳng. Nhân gian kia lại chẳng khác gì địa ngục cay đắng.

ĐọcThất lạc cõi người, nhiều độc giả sẽ liên tưởng đến Người dưng của Albert Camus, khi cả Yochan và Meursault đều là những người cảm thấy mình không thuộc về nhân gian, nhưng nếu Camus để nhân vật của mình trở thành một kẻ vô tri với ngay bản thân mình, thì Yochan lại là người có ý thức rất mạnh về bản thân, có năng lực thấu hiểu bản thân. Càng thấu hiểu bản thân lại càng cảm thấy xa lạ với nhân thế.

Trước những rối loạn của thời cuộc, không biết phải sống một cuộc đời ra sao nên cứ vĩnh viễn sống trong nỗi tủi nhục của một kẻ tha hóa. Đã từng nhận biết rất rõ về bản thân, nhưng cứ buông mình theo dòng chảy ấy.

‘Tà dương’ và ý thức tự hủy của Dazai Osamu

Tháng 7/1947, Dazai Osamu lần đầu tiên cho xuất bản "Tà dương". Cuốn sách được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác ngắn ngủi của ông.

Mặc cảm về cái chết là thứ mặc cảm tồn tại mạnh mẽ trong tác phẩm này. Cái chết hiện diện ở khắp mọi nơi, xung quanh đời sống của các nhân vật. Cái chết là bước đường cùng hay là sự giải thoát? Cái chết của Dazai chỉ là cái chết. Cái chết tồn tại mạnh mẽ đến nỗi con người hít thở được nó. Một bầu không khí ngột ngạt chết chóc bao trùm tất thảy, nhưng mọi điều rồi sẽ qua đi. Yochan cũng đến lúc chịu sống như một phế nhân, một cái xác biết cử động. Anh vẫn sống. Tất cả rồi sẽ trôi qua.

Cuộc đời khắc nghiệt và bĩ cực đến thế ư?

Một cuốn sách đậm chất cá nhân, như là những lời tuyệt vọng sau cùng của đời người, để khẩn thiết mong nhân thế thấu hiểu. Nhưng Dazai cũng từ những bĩ cực cá nhân ấy mà cất giọng nói đẹp đẽ về tâm tư con người. Dù giọng văn khắc nghiệt, yếm thế, nhưng tác phẩm vẫn gợi lên nhưng khoảng lặng dai dẳng, mang đậm tính chất hiện sinh của đời sống.

Thế giới vắng bóng tình yêu trong truyện ngắn Raymond Carver

"Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình" là 17 truyện ngắn, phân bổ trong khoảng 200 trang sách dịch, dung lượng mỗi truyện hầu như đều rất ngắn.

Rốt cuộc, sống trong đời, dài hay ngắn, con người cũng không bao giờ ngừng đặt ra những câu hỏi, ta là ai và ta sống để làm gì? Và ở điểm này, Dazai và Camus thực sự có nhiều những gặp gỡ, khi cả hai đểu cho rằng tự tử là điều có ý nghĩa, nhưng cách ứng xử của họ lại trái ngược nhau. Camus khước từ tự tử, khi Dazai ngợi ca sự tự hủy. Không chỉ Yochan của Thất lạc cõi người, mà những nhân vật khác của Dazai đều có khao khát tự tử. Bởi thế, văn chương Dazai luôn mang lại cảm giác cùng quẫn tuyệt vọng, mang dấu ấn về sự úa tàn cực đoan.

Đọc Dazai, sẽ thường trực một cảm giác chán ngán, nhưng ấy là cảm giác chán ngán quyến rũ. Yochan phải sống, còn Dazai đến lần tự tử thứ 5 đã từ bỏ được sự phải sống. Còn chúng ta, giữa khoảng thất lạc ấy, chúng ta ở đâu?

Phong Linh

Bạn có thể quan tâm