Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Cùng Ninja Van tìm hiểu thương mại mạng xã hội - xu hướng đang nở rộ

Báo cáo mới nhất của Ninja Van chỉ ra thương mại mạng xã hội có sự bùng nổ mạnh mẽ, mang đến cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp.

Báo cáo mới nhất của Ninja Van chỉ ra thương mại mạng xã hội có sự bùng nổ mạnh mẽ, mang đến cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp.

Ninja Van - Tập đoàn vận tải hàng đầu Đông Nam Á với mạng lưới tại 6 nước Singapore, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan - vừa công bố báo về xu hướng thương mại mạng xã hội.

Theo đó, Ninja Van đã kết hợp cùng Milieu Insight tiến hành phỏng vấn hơn 600 nhà bán hàng khắp Đông Nam Á. Kết quả được công bố vào tháng 3 cho thấy nhiều thông tin thú vị về thương mại mạng xã hội (TMMXH).

Báo cáo từ Ninnja Van cho thấy tuy thương mại điện tử có phần chững lại trong thời gian gần đây, nhưng TMMXH lại chứng kiến sự bùng nổ đặc biệt, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. Cùng với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, TMMXH cũng được đánh giá có tiềm năng phát triển cực lớn.

Ninja Van anh 1

Năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới (tính đến tháng 12/2023, theo Statista).

Đáng chú ý, hoạt động mua sắm trên diễn đàn mạng xã hội và các ứng dụng mua hàng trên di động tăng mạnh. Cụ thể, trên mạng xã hội, tăng trưởng mua sắm từ 42% lên 65% và các ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động tăng từ 47% lên 63%.

Ninja Van anh 2

Lý giải việc nhiều nhà bán hàng chọn TMMXH, báo cáo của Ninja Van chỉ ra rằng mạng xã hội giúp họ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, các kênh này sau đó tích hợp tính năng bán hàng, thu hút được lượng lớn người dùng truy cập. Khi người dùng sử dụng mạng xã hội đủ nhiều, nền tảng sẽ bắt đầu khai thác để tạo ra lợi nhuận. Đây cũng là lý do nhà bán hàng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Thực tế, các mạng xã hội là nơi kết nối người dùng, tạo nên những cộng đồng có cùng nhu cầu, sở thích, nhiều diễn đàn, hội nhóm trở thành nơi các nhà bán tận dụng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Khác với mua sắm trực tiếp - một hoạt động xã hội truyền thống ở Đông Nam Á, mua sắm trực tuyến thiếu một số yếu tố xã hội để thu hút lưu lượng truy cập tự nhiên. Vì vậy, nền tảng thương mại điện tử, ví dụ như các sàn thương mại điện tử, phải trả phí để thu hút người dùng. Họ sẽ chuyển những chi phí tiếp thị tốn kém này xuống cho các nhà bán hàng. Chính yếu tố này khiến 48% nhà bán hàng thực hiện khảo sát của Ninja Van trả lời rằng họ tiếp cận khách hàng dễ dàng, ít tốn kém hơn thông qua TMMXH.

Ninja Van anh 3

Theo Ninja Van, hầu hết doanh nghiệp đều nhìn nhận mạng xã hội là một kênh tốt để quảng bá sản phẩm, đa dạng hóa kênh bán hàng.

“Với một đơn hàng bán lẻ 1.000 gói cà phê, chúng tôi biết được khách hàng của mình đa phần là doanh nhân. Sau khi tiếp cận với họ, chúng tôi lại xác định thêm phân khúc mới để nhắm đến, từ đó nảy sinh ra ý tưởng tạo sản phẩm cho đại lý”, Jhederlly Masiclat, Giám đốc Kinh doanh Bona Vita Philippines, cho biết.

Theo cơ sở dữ liệu của Ninja Van về các doanh nghiệp TMMXH tại Đông Nam Á, cứ 10 nhà bán hàng thì có đến 9 đơn vị có thêm cửa hàng ở kênh TMĐT và website của thương hiệu.

“Chúng tôi bán hàng trên Facebook, và sử dụng Zalo để chăm sóc khách hàng”, đại diện của Outerity Việt Nam chia sẻ.

Thực tế, nhiều nhà phân tích chỉ ra người bán sẽ gặp nhiều rủi ro nếu chỉ phụ thuộc vào một nền tảng duy nhất để tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp sẽ không kịp trở tay khi nền tảng thay đổi thuật toán và điều này đúng với cả nền tảng mạng xã hội lẫn sàn thương mại điện tử.

Việc mạng xã hội giúp người bán dễ tiếp cận khách hàng, cũng tạo ra những thách thức mới. Theo báo cáo của Ninja Van, 50% nhà bán hàng cho biết họ gặp khó khăn trong việc tạo ra nội dung hiệu quả để thu hút khách hàng. Đồng thời, 48% người bán hàng cho biết việc thấu hiểu thuật toán của các nền tảng mạng xã hội cũng là một điều không hề dễ dàng.

“Việc liên tục tạo ra nội dung để giải trí và thu hút người xem là việc rất khó khăn. Lấy TikTok làm ví dụ, chúng tôi cần sản xuất 3-5 video mỗi ngày để đủ điều kiện nâng cao tài khoản. Ngay khi tạo một video TikTok mỗi ngày cũng đã có khối lượng lớn công việc chứ đừng nói đến 3 video hay 5 video”, Adrian Choong - Giám đốc Tiếp thị cấp cao tại Signature Market Malaysia - bày tỏ.

Bên cạnh đó, thuật toán của các nền tảng luôn là thách thức lớn với các nhà bán hàng thương mại mạng xã hội. Một khi nền tảng thay đổi thuật toán, việc tiếp cận người dùng sẽ phải thay đổi theo hướng khác. Điều này gây tốn kém đáng kể cho những doanh nghiệp đã lên chiến dịch dài hạn.

Vì lý do này, các doanh nghiệp TMĐT hay cụ thể hơn là kinh doanh trên kênh mạng xã hội cần nắm rõ những xu hướng kinh doanh, tận dụng các nền tảng bán hàng đa kênh làm công cụ hữu hiệu để tiếp cận cơ sở khách hàng rộng hơn và tăng doanh số trong môi trường trực tuyến, cung cấp trải nghiệm mua sắm nhất quán trên nhiều kênh.

Là một đối tác giao vận lớn của các doanh nghiệp lẫn các nền tảng thương mại điện tử tại Đông Nam Á, Ninja Van không chỉ mang đến chất lượng dịch vụ hàng đầu, thương hiệu còn thường xuyên cung cấp những khảo sát cùng với những hướng dẫn cụ thể, giúp các đơn vị dễ dàng tạo nên những nội dung sáng tạo và hiệu quả, kinh doanh thành công.

Báo cáo chi tiết về thương mại mạng xã hội do Ninja Van thực hiện cung cấp cái nhìn trực quan, sát sao về xu hướng kinh doanh đang nở rộ và được dự đoán sẽ bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024. Báo cáo mang đến cho các nhà bán hàng cơ sở để xác định hướng phát triển tiếp theo cho doanh nghiệp, có chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn.

Bên cạnh mang đến dịch vụ hàng đầu cho các doanh nghiệp, thời gian tới, với thế mạnh mạng lưới giao vận thông suốt của mình, Ninja Van dự kiến sớm ra mắt nhiều dịch vụ B2B hỗ trợ tối đa các đơn kinh doanh.

Phượng Tú - Khôi Khôi

Bạn có thể quan tâm