Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ. Ảnh: Việt Đức.> |
Sáng 7/1, tại cuộc họp báo Quý 4 - Thanh tra Chính phủ, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng, nhận được nhiều câu hỏi về hiệu quả của 3 số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng, tặng quà tết trái quy định. Ông Đạt cho biết:
Sau 25 ngày, thông qua 3 số điện thoại đường dây nóng, chúng tôi đã tiếp nhận 329 cuộc điện thoại và nhắn tin. Các cuộc gọi chủ yếu vào số di động của cục trưởng.
Thông tin phản ánh liên quan đến 27 địa phương, 12 bộ ngành, ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Các phản ánh tập trung nhiều ở mảng đất đai, khoáng sản, thuế, ngân hàng, tài chính và công tác cán bộ.
Ngoài ra, các lực lượng thuộc cơ quan công quyền Nhà nước trực tiếp xử lý các vụ việc liên quan đến người dân, có dấu hiệu mãi lộ và nhận hối lộ như cảnh sát làm nhiệm vụ ngoài đường, kiểm lâm, quản lý thị trường, thuế vụ, thanh tra giao thông… cũng bị phản ánh nhiều.
- Các phản ánh, tố cáo đã được Cục chống tham nhũng xử lý ra sao?
50% thông tin người dân phản ánh không đúng địa chỉ, thuộc chức năng giải quyết của địa phương, bộ ngành, không thuộc thẩm quyền của Cục chống tham nhũng. Với các thông tin này, chúng tôi hướng dẫn, giải thích để người dân hiểu và phản ánh tới đúng địa chỉ theo quy định.
30% thông tin phản ánh các dấu hiệu sai phạm trong tham nhũng, không thực hành tiết kiệm thuộc các ngành khác ở địa phương. Chúng tôi đã liên hệ với người dân đề nghị cung cấp thêm và trực tiếp trao đổi với các ngành, địa phương và yêu cầu xử lý theo quy định.
Trung tuần tháng 12/2015, Cục Chống tham nhũng mở 3 số điện thoại đường dây nóng, tiếp nhận phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng, tặng quà Tết trái quy định: 080.48228, 0902.386.999, 0125.698.6688. Trong đó, số di động 0902.386.999, của ông Đạt.
Trong số 329 cuộc gọi, nhắn tin tới đường dây nóng, 40 nguồn tin (chiếm 15%) có cơ sở tố cáo đúng, thuộc chức năng giải quyết của Cục Chống tham nhũng. Các thông tin này đang được chúng tôi nghiên cứu, thu thập tài liệu để báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ, tiến hành các việc theo luật pháp. Trong số 40 nguồn tin, có 6 tin đang được thanh tra, có thể làm rõ vi phạm và đề xuất Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý nghiêm.
- 30% thông tin phản ánh tham nhũng, tiêu cực chuyển về địa phương giải quyết có đảm xử lý bảo khách quan không?
Nhiều nhà báo hỏi tôi có nhận quà Tết không, tôi nói vẫn nhận nếu quà đó chính đáng. Ví như anh em tôi ở quê mang cho con gà đông tảo giá cả chục triệu đồng, đắt thật nhưng đây là vật nuôi gia đình cho, vẫn nhận được chứ. Quan trọng là người nhận và người biếu không có động cơ, mục đích gì khác.
Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ
Có hôm, 3h sáng một người dân gọi điện cho tôi, đề nghị cục trưởng xuống bắt quả tang một công trình kè hồ ở một tỉnh phía Bắc, nghi vấn dùng vật liệu thi công không đảm bảo chất lượng. Tôi phải giải thích cho họ rằng, Thanh tra Chính phủ không có quyền bắt quả tang, không thể muốn đến đâu là xộc vào đấy được. Sau khi giải thích, tôi hướng dẫn họ liên hệ với các bộ ngành, địa phương liên quan, còn bản thân đã báo cho công an để kiểm tra.
- Sau Tết, đường dây nóng có được duy trì thường xuyên không?
Tôi đã báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng rằng, việc công bố đường dây nóng là giải pháp tốt để thu thập nguồn tin, giúp nghiên cứu, đề ra giải pháp để công tác quản lý nhà nước được tốt hơn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng mong muốn, đường dây nóng càng thu được nhiều thông tin của dân phản ánh càng tốt. Nhưng quan trọng hơn là các cơ quan chức năng xử lý thông tin đó thế nào.
Tới đây, Cục Chống tham nhũng sẽ xây dựng một bộ phận chuyên trách tiếp nhận nguồn tin tố giác tội phạm. Nếu làm được điều này, việc xử lý thông tin sẽ chuyên sâu như các nước trong khu vực.