Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'HĐND không hạn chế quyền phát biểu về tham nhũng'

Giải đáp băn khoăn về việc đưa vấn đề phòng chống tham nhũng ra bàn, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nói rõ không hạn chế quyền phát biểu của đại biểu về tình trạng này.

Tại buổi thảo luận các vấn đề Kinh tế - Xã hội trong kỳ họp lần thứ 20 HĐND TP HCM khóa 8, đại biểu Trần Văn Thiện phát biểu, hiện nay cử tri cả nước nói chung và TP HCM nói riêng đang rất bức xúc với tình trạng tham nhũng phát triển rất tinh vi. Tham nhũng là quốc nạn, cản trở sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và TP HCM nói riêng.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: Hải An
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: Hải An

Theo đại biểu, trong báo cáo của UBND về kinh tế xã hội năm 2015, khi nói về vấn đề chống tham nhũng thì rất ngắn. Năm 2015, TP HCM đã tiến hành 150 cuộc thanh tra tại 341 đơn vị, chỉ phát hiện 30 đơn vị sai phạm với giá trị 85 tỷ đồng, thu về ngân sách 31 tỷ đồng và 3 căn nhà.

Với kết quả rất khiêm tốn đó, đại biểu Thiện đặt câu hỏi: "Vậy tình trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện như thế nào? Nó có hay không có, hay trốn ở đâu đó mà không thấy được. Nhiều cử tri đặt câu hỏi, chống tham nhũng thì chống ai, ai chống?".

Giải đáp băn khoăn của đại biểu Thiện, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nói rõ, "HĐND không hạn chế quyền phát biểu của đại biểu". Theo bà, sở dĩ TP không tổ chức riêng chuyên đề về vấn đề này, bởi trong suốt nhiệm kỳ HĐND chỉ có 6 kỳ họp chuyên đề. 

"Nói như vậy không phải tham nhũng không phải là vấn đề lớn", bà Tâm phân trần. Tuy nhiên, vấn đề chống tham nhũng đã được nêu trong nhiều dịp như thảo luận kinh tế - xã hội, giám sát cảnh cách hành chính, chất vấn chánh án. Nói cách khác, các đại biểu HĐND đã quan tâm, phát biểu ở nhiều phiên họp khác nhau.

Sao chống tham nhũng không được thảo luận ở HĐND?

"Tại sao trong suốt nhiệm kỳ HĐND TP, vấn đề chống tham nhũng không được đưa vào chương trình thảo luận?", đại biểu Trần Văn Thiện đặt câu hỏi tại HĐND TP HCM sáng 9/12.

“TP không bao che, dung túng, xử lý nghiêm minh các trường hợp tham nhũng", bà Quyết Tâm cho biết. Bà Tâm đề nghị bên thanh tra báo cáo rõ việc kiểm tra, thanh tra, phát hiện tham nhũng như thế nào?

Phó Chánh Thanh tra TP Nguyễn Thị Ngọc Nga ghi nhận việc phòng chống tham nhũng luôn được TP chỉ đạo, triển khai quyết liệt. TP đã chỉ đạo phát huy vai trò tốt của người đứng đầu ở các cơ quan đơn vị. Kiểm tra thanh tra đẩy mạnh, ngăn ngừa, xử lý nghiêm. 

Tuy nhiên, theo bà Nga, tham nhũng ở TP còn diễn ra ở một số ngành rất phức tạp: xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý tài chính công, cổ phần hóa DNNN... Trong khi đó, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp. CCHC chưa gắn với đào tạo, đào tạo lại cho công chức, viên chức.

Một số địa phương, đơn vị chưa đầu tư cho giải quyết đơn thư tố cáo, chưa chủ động kiểm tra, thanh tra về tham nhũng trong lĩnh vực của mình. Thanh kiểm tra công vụ chưa thường xuyên, dàn đều. Việc tặng quà, nhận quà vẫn ngấm ngầm, khó kiểm tra, giám sát.

Tình trạng tham nhũng, theo bà Nga, do việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn thiếu tính hệ thống, gắn kết, phối hợp của các cấp ngành. Việc thanh tra, kiểm tra chưa đạt yêu cầu, chất lượng chưa sâu. Việc tự phát hiện tham nhũng chưa cao.

Ngay sau đó, vị Phó Chánh thanh tra cho biết, với 176 cuộc thanh tra được tiến hành trong 9 tháng năm 2015, chưa phát hiện hành vi tham nhũng. Thanh tra đã phát hiện 80 đơn vị có sai phạm về kinh tế. 

Một trong những nguyên nhân chủ quan của tình trạng tham nhũng là do cấp ủy, thủ trưởng cơ quan chưa quan tâm đúng mức đến phòng chống tham nhũng.

Ở nhiều nơi, theo Phó Chánh thanh tra TP, việc phòng chống tham nhũng có làm nhưng chưa quyết liệt, không có trọng tâm, trọng điểm. Cán bộ công chức còn thiếu rèn luyện, lợi dụng cơ chế chính sách, lợi dụng nhiệm vụ để vòi vĩnh, nhũng nhiễu, làm trái.

"Về tình người thì thanh tra cũng có cái khó"

Trao đổi với phóng viên Zing.vn bên lề hội nghị, bà Nguyễn Thị Ngọc Nga - Phó Chánh Thanh tra TP cho biết nhiều đại biểu nghĩ rằng phát hiện tham nhũng ít, nhưng thật chất tầm thanh tra chỉ đến đó. Mỗi năm chỉ tổ chức được 20 - 30 đoàn thanh tra hành chính. TP rất lớn, nhưng lực lượng thanh tra ít nên chỉ làm được như vậy.

Kết quả thu hồi tiền sai phạm nộp ngân sách là 31 tỷ đồng. Còn những khoản khác Thanh tra có thể đề nghị các đơn vị tự khắc phục, không được chi mà phải trả về, tiền ở đâu phải trả về đó.

Bà Nga trả lời phóng viên Zing.vn. Ảnh: T.Nguyên

- Thanh tra tham nhũng là vấn đề không đơn giản vì đụng đến những người có chức quyền. Thanh tra TP HCM gặp những khó khăn gì?

- Nếu nói về tình người thì cũng có cái khó, nhưng đó là công việc. Với lại, quan điểm chỉ đạo xử lý của TP cũng đã rõ ràng rồi. Có sai thì Thanh tra TP kiến nghị xử lý, lãnh đạo đồng thuận hết. Thậm chí, có hồ sơ Thanh tra phát hiện đề nghị chuyển cơ quan điều tra thì lãnh đạo TP đồng ý ngay.

Có thể số lượng phát hiện vi phạm thì ít nhưng lực của Thanh tra cũng ngang đó thôi. Chúng tôi chỉ chừng đó con người đó thì làm không thể hết. Dĩ nhiên Thanh tra các sở ngành cũng làm rất nhiều, nhưng họ không chuyên về đấu tranh tham nhũng mà chỉ phát hiện sai phạm kinh tế.

- Trong công tác thanh tra có việc báo trước đi sau. Điều này có thể làm kết quả cuối cùng không thực chất?

- Chủ yếu là mình sẽ thanh tra về vấn đề quản lý tài chính, kinh tế xã hội. Dù báo trước nhưng vẫn phát hiện được vấn đề sai phạm của đơn vị. Ví dụ như dự án, giờ anh quyết toán rồi thì tôi mới vô thanh tra. Quyết toán đã có bút tích hết rồi thì nếu quyết toán có vấn đề thì thanh tra vẫn phát hiện được sai phạm.

- Kế hoạch thanh tra 2016 như thế nào, thưa bà?

- Cũng như mọi năm, chúng tôi có xây dựng kế hoạch và trình UBND TP phê duyệt rồi triển khai thực hiện. Bên cạnh đó vẫn thanh tra đột xuất do UBND giao. Nếu trong quá trình quản lý điều hành, Chủ tịch TP thấy có vấn đề và yêu cầu tổ chức thanh tra đơn vị đó thì chúng tôi thực hiện.

Gần như trong quá trình quản lý điều hành, Thanh tra làm theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND rất nhiều và phát hiện được một số sai phạm. Mỗi năm Thanh tra tổ chức khoảng 28 - 30 đoàn theo kế hoạch, còn đột xuất có thể tương đương.

Bí thư quận bức xúc việc cấp phép dịch vụ nhạy cảm ở TP HCM

Ông Trịnh Xuân Thiều, Bí thư Quận ủy quận Phú Nhuận cho hay, ông nắm danh sách các địa điểm kinh doanh nhạy cảm vừa bị bắt chưa kịp nộp phạt đã được cấp giấy phép khác.



Trường Nguyên - Võ Thuận

Bạn có thể quan tâm