Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cử tri muốn đẩy nhanh tích hợp bảo hiểm y tế vào thẻ căn cước công dân

Cử tri quận 4 đóng góp ý kiến, kiến nghị liên quan đến lĩnh vực khám chữa bệnh, đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, phòng chống bạo gia đình, phục hồi kinh tế.

Chiều 13/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị số 9 tiếp xúc cử tri quận 4, TP.HCM.

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị số 9 gồm ông Trần Lưu Quang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng; thiếu tướng Dương Văn Thăng, Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao; bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM.

Tuy nhiên, tại buổi tiếp xúc cử tri chỉ có sự tham dự của thiếu tướng Dương Văn Thăng và bà Nguyễn Trần Phượng Trân.

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri quận 4 đã đóng góp ý kiến, kiến nghị liên quan đến các lĩnh vực như khám chữa bệnh, đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, phòng chống bạo lực gia đình, phục hồi kinh tế.

Liên quan đến việc khám chữa bệnh tại các bệnh viện, cử tri Ngô Thế Khải (phường 15, quận 4) cho rằng một số thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh tại các bệnh viện vẫn còn hạn chế.

Ông Khải dẫn chứng người bệnh khi có nhu cầu chuyển sang bệnh viện có chuyên môn tốt hơn thì bệnh viện đa khoa cấp quận không thực hiện ngay. Người bệnh phải làm thủ tục xuất viện, sau đó bệnh viện hẹn tái khám vào hôm sau tại bệnh viện đa khoa cấp quận mới làm giấy chuyển tuyến cho người bệnh.

Khi đó, người bệnh lại phải tiến hành xếp hàng, đợi lấy số, đóng tiền vào khám một lần nữa. Điều này phiền hà cho người dân, nhất là những người bệnh lớn tuổi.

Cử tri Ngô Thế Khải mong muốn các cơ quan chức năng có thể khắc phục hạn chế này.

tiep xuc cu tri quan 4 anh 1

Cử tri Nguyễn Thị Hoàng đóng góp ý kiến.

Cử tri Nguyễn Thị Hoàng (phường 4, quận 4) bày tỏ thắc mắc về dự thảo Luật Khám chữa bệnh. Dự thảo luật yêu cầu người hành nghề khám chữa bệnh là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo. Bà Hoàng cho rằng yêu cầu này chưa phù hợp và không thu hút được bác sĩ nước ngoài có trình độ cao đến làm việc, hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, yêu cầu này cũng đặc biệt ảnh hưởng đến một số lĩnh vực khám, chữa bệnh nước ta còn yếu, cần tranh thủ kiến thức, kỹ năng, chuyên môn của các chuyên gia nước ngoài.

Cử tri Nguyễn Thị Hoàng cũng yêu cầu làm rõ thẩm quyền, cách thức, tiêu chí xác định người nước ngoài có khả năng sử dụng tiếng Việt thành thạo.

Cử tri Phạm Đình Quý (phường 14, quận 4) bày tỏ băn khoăn về quy định người hành nghề khám, chữa bệnh được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở nhưng không được trùng thời gian làm việc nêu trong dự thảo luật khám, chữa bệnh sửa đổi.

Ông Quý băn khoăn dự thảo này không đảm bảo được sức khỏe tái tạo sức lao động trong một ngày của người hành nghề khám, chữa bệnh trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người.

Ông Quý mong muốn các cơ quan chức năng xem xét lại quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của người hành nghề khám, chữa bệnh, nhất là quyền lợi của bệnh nhân.

Cử tri này cũng bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng sẽ đẩy nhanh việc tích hợp bảo hiểm y tế vào thẻ căn cước công dân.

tiep xuc cu tri quan 4 anh 2

Bà Nguyễn Trần Phượng Trân phát biểu kết luận tại buổi tiếp xúc cử tri.

Đã có 15 ý kiến được ghi nhận tại buổi tiếp xúc cử tri. Bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM, cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến, ghi nhận, bổ sung vào trong báo cáo các nội dung góp ý sửa đổi luật của đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, gửi về cho Quốc hội.

Bà Nguyễn Trần Phượng Trân ghi nhận và trân quý các ý kiến đóng góp của cử tri quận 4.

"Cử tri rất quan tâm, dành thời gian nghiên cứu, đọc kỹ các dự thảo để góp ý từng điều khoản, từng mục. Điều này giúp chúng tôi bổ sung thêm một cách đầy đủ. Những ý kiến đó chúng tôi sẽ tổng hợp lại để bổ sung, hoàn chỉnh vào báo cáo của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM", bà Trân nhấn mạnh.

Có CCCD gắn chip, nhiều nơi vẫn yêu cầu chứng thực giấy tờ

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết dù đã có căn cước công dân gắn chip, nhiều cơ quan vẫn yêu cầu người dân phải chứng thực, chứng nhận rất nhiều loại giấy tờ.

Bộ Công an đã trả gần 60 triệu căn cước công dân

Toàn bộ CCCD gắn chip được thu nhận và có hồ sơ đủ điều kiện cấp trong năm 2021 đã được Bộ Công an trả về các địa phương.

https://nld.com.vn/thoi-su/cu-tri-muon-day-nhanh-tich-hop-bao-hiem-y-te-vao-the-can-cuoc-cong-dan-20220513172957971.htm

Lê Vĩnh/Người Lao Động

Bạn có thể quan tâm