Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cú sốc đầu đời và những bài học trên hành trình khôn lớn

Mỗi thử thách chông gai trên hành trình sống sẽ giúp ta rèn luyện bản thân mình thành một cái “tôi” mạnh mẽ và bản lĩnh hơn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, mỗi người đón nhận những thử thách, khó khăn ấy không phải là điều dễ dàng bởi tùy vào hoàn cảnh, tùy vào mục đích sống mà mỗi người có riêng cho mình một chặng đường khôn lớn. Cuốn sách Trưởng thành lấy đi điều gì? của Gari Nguyễn sẽ mang tới cho độc giả nhiều trải nghiệm sâu sắc và quý giá.

Gari là một tác giả còn trẻ nhưng đã “sở hữu” nhiều hơn 20 tác phẩm đến nay. Tuy nhiên, để có những câu chuyện như vậy, Gari đã phải "đón nhận" nhiều vấp ngã.

Tình yêu đối với một cô gái 20 tuổi thật ra rất đẹp và đầy mộng mơ, nhưng để tìm được một tình yêu đích thực ở độ tuổi này thật ra khó hơn nhiều người nghĩ.

Độ tuổi 20 mơ mộng nhiều, ảo tưởng nhiều nên đôi khi xem tình yêu như một điều miễn phí, một điều thực chất cần phải có, phải đến, phải tồn tại. Tình yêu tuổi 20 là những mộng mơ, những ao ước xa vời đối với thực tế, và đôi khi khiến nhiều người chủ quan khi bước vào mối quan hệ không biết điểm dừng.

Gari đã trải qua một tình yêu như thế, cho phép mình buông lơi cảm xúc trong tình yêu, và cho phép mình được tự do trong tình yêu, đến khi đối diện với thực tế, đối diện với những áp lực của cuộc sống, mỗi người trong tình yêu đều lần lượt thức tỉnh, và bước khỏi hành trình tình yêu đầy mơ mộng và ảo tưởng.

Đối với một cô gái 20 tuổi, tình yêu là một điều tử tế, chân thành như viên ngọc được kì vọng tỏa sáng mỗi ngày, nhưng đối với cô gái 30 tuổi, tình yêu ấy không còn thi vị như xưa mà nó mang vào đó hơi thở cuộc sống, chút gì đó của thực tế của những nỗi lo thường trực của cơm, áo, gạo tiền, thứ tình yêu ấy đi đôi với vật chất với những toan tính về cuộc sống về những nấc thang danh vọng mà mỗi người cần. Gari thấu hiểu điều đó nên cô trân trọng những tình yêu trong sáng tuổi hai mươi, và cảm thông cho những tình yêu vỡ vụn tuổi 30.

Cuốn sách còn đề cập đến những kiểu tình yêu tử tế, mỗi người đối đãi với nhau chân thành và đầy yêu thương nhưng kiểu tình yêu như vậy chỉ thoáng qua trong chốc lát và hiếm khi trở nên tồn tại vĩnh cửu và mãi mãi.

Tuoi tre anh 1

Sách Trưởng thành lấy đi điều gì?.

Trực giác, hoài nghi và những phép thử luôn thường trực trong mỗi người

Mỗi ngày khi chúng ta thức dậy, điều đầu tiên ta tự hỏi mình sẽ làm gì ngay lúc đó. Vậy nên, để an toàn trong mỗi ngày khi thời gian và những hoạt động của cuộc đời không ngừng diễn ra nhanh chóng, mỗi người đã tự lập cho mình một kế hoạch hành động chi tiết và cụ thể, kế hoạch đó phải thật tỉ mỉ, phải thật rõ ràng và chính xác, không thể sai lầm.

Lập kế hoạch cho một ngày mới cũng chính là lúc mỗi chúng ta tự cho mình cơ hội để có thể bứt phá và tỏa sáng trong ngày. Tuy nhiên không phải lúc nào những tính toán của chúng ta đều chính xác và an toàn, có những tính toán nằm ngoài sự lường trước của mỗi người, bởi vậy trực giác chính là thứ mách bảo chúng ta nên thực hiện như thế nào nếu mỗi phán đoán của chúng ta trở nên sai lầm trong cuộc sống.

Sự hoài nghi là một điều cần thiết trong mỗi chúng ta, nhờ có sự hoài nghi mỗi chúng ta tự nhắc nhở mình không được phép chủ quan trong mọi tình huống, không được phép buông thả chính bản thân mình mà đặc biệt phải có kỷ luật và phải hành động dứt khoát theo kỷ luật đã được đề ra, mỗi người đã được sinh ra với bộ não và trí tuệ thông suốt, những món quà vô giá ấy được mài giũa theo thời gian để trở nên sắc bén và nhanh nhẹn hơn trong mọi trường hợp xảy ra của cuộc sống.

Bởi vậy dù thế nào đi chăng nữa, mỗi chúng ta phải vượt qua những khó khăn gian khổ để có thể tự khẳng định năng lực và sức mạnh của mình khi đến với cuộc đời. Mỗi người chúng ta đều được thử thách đều được ban tặng những món quà mà mỗi chúng ta đều không thể lường trước được qua thời gian, bởi chỉ khi cố gắng nỗ lực làm việc mỗi chúng ta mới xứng đáng nhận được những món quà đó khi được trao tặng vì thành quả xứng đáng sau những tháng năm miệt mài, vất vả làm việc. Phép thử là một điều không thể thiếu trong cuộc sống, nhờ đó mỗi người sẽ nhận biết được khả năng và năng lực của mình.

Tuy nhiên việc phân biệt giữa phép thử giữa thực tại và phòng thí nghiệm rất khó, do đó, chúng ta phải cố gắng hết mình cho những công việc được giao, những cơ hội được đưa đến và đón nhận chúng một cách bình thản và nghiêm túc.

Gari rút ra được những bài học sâu sắc trong công việc qua nhiều thử thách và chông gai của cuộc đời, tuy nhiên cô không tự huyễn hoặc mình hoặc ảo tưởng về những gì mình có được, mà luôn xem mỗi lần được trao nhiệm vụ là mỗi lần cô thể hiện hết khả năng của mình. Phép thử trong tình yêu, hay trong cuộc sống là điều đáng quý đáng trân trọng, tuy nhiên không phải khi nào người ta cũng sử dụng phép thử này trong cuộc sống, bởi nhiều khi sẽ nhận được những hậu quả đáng tiếc và không còn cơ hội để quay lại.

Tuổi 20 tuổi của những khát khao đam mê và cháy bỏng

Tuổi 20 mang đến cho con người những bài học, những kinh nghiệm vấp ngã của tuổi trẻ, độ tuổi này mỗi chúng ta không đủ tầm nhìn xa để có thể tự hoạch định cuộc đời mình, vì vậy mỗi chúng ta phải tự tôi luyện rèn luyện bản thân mình để chờ cơ hội được đưa đến, đây là độ tuổi phải làm hết mình, cống hiến cho học tập và cho những hoạt động xã hội bổ ích. Trong độ tuổi này mỗi chúng ta không thể nói đến hai từ “giá như” mà phải cho đi hết mình và thực hành hết mình mới mong mang lại những thành tựu và những thành quả tốt đẹp trong cuộc sống.

Độ tuổi này, sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cô đơn cùng cực, thất vọng cùng cực khi kết quả mang lại không như kì vọng và bản thân cảm thấy mông lung, hoang mang trước cuộc đời, bởi vậy cách tốt nhất là thực hiện trọn vẹn những công việc của mình không do dự, không áp đặt không khiến bản thân mình bế tắc, sống hết mình cho hiện tại, thực hành liên tục và nhiều nhất để tạo thành nhiều kĩ năng có thế.

Điều mà tuổi 30 nhận được đó là trải nghiệm sự chiêm nghiệm, còn tuổi 20 nhận được đó là những bài học những vấp ngã những đau thương, thời gian cách nhau 10 năm nhưng đó là một chặng đường rất dài và liên tục khiến bản thân mỗi chúng ta khi nhìn lại thấy mình đã đi được quãng đường khá xa và khá mệt mỏi. Tuổi 20 tuổi của những khát khao mê đắm, tuổi 30 tuổi của sự chiêm nghiệm và phát triển, tuổi được định hình sau những khó khăn áp lực mà trong cuộc sống mỗi chúng ta vấp ngã và dần trưởng thành hơn.

Gari là một cây bút tinh tế, nhạy cảm trước những biến động của cuộc sống, cô là người trẻ biết nắm bắt được những điều đã và đang xảy ra đối với mình, cô hiểu hơn ai hết những khó khăn thử thách mà mình gặp phải và luôn có được sự mạnh mẽ, kiên trì để đối diện với những khó khăn đó. Khiêm nhường và phấn đấu không mệt mỏi, Gari mang đến cho người đọc những sự chia sẻ, những lời khuyên, những sự thấu hiểu bản chất của sự việc, cô khiến mỗi người đọc nhận chân sự thật đằng sau từng câu chữ khi trải nghiệm trong cuộc sống.

Trưởng thành từ tuổi trẻ tuột xích

Tiểu thuyết "Ai đó chạy cùng ta" là câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại.

Tâm sự cùng người trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa trưởng thành

Trong cuốn sách, tác giả Đặng Hoàng Ngân muốn gửi đến những người trẻ những tâm sự, sẻ chia được rút ra từ “hành trình chiêm nghiệm thanh xuân” của chính mình.

https://baoquocte.vn/goc-sach-truong-thanh-lay-di-dieu-gi-cu-soc-dau-doi-va-nhung-bai-hoc-tren-hanh-trinh-khon-lon-221887.html

Hoàng Bạch Diệp / Báo Thế giới và Việt Nam

Bạn có thể quan tâm