Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công viên nước Hồ Tây thu hơn 1 tỷ đồng/tháng từ nhà hàng buffet Sen

Haseco, chủ Công viên nước Hồ Tây, đang lấy ý kiến cổ đông về việc tái ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với đơn vị vận hành nhà hàng Sen Tây Hồ với giá trị hơn 1 tỷ đồng/tháng.

Nhà hàng Sen Tây Hồ được khai trương vào đầu năm 2009. Ảnh: Sen Tây Hồ.

Trong đợt tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản mới đây, CTCP Dịch vụ Giải trí Hà Nội - Haseco (UPCoM: HES), đã có tờ trình đề xuất tái ký hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài sản và cơ sở hạ tầng với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sen, hay còn được biết đến là đơn vị vận hành nhà hàng buffet Sen Hồ Tây.

Cụ thể, Haseco đã hợp tác với Công ty Sen từ năm 2008 và trải qua một lần tái ký hợp đồng có thời hạn 10 năm vào ngày 1/4/2014. Điều này đồng nghĩa vào ngày 31/3 tới, hợp đồng giữa 2 doanh nghiệp sẽ chính thức hết hiệu lực.

Chủ quản Công viên nước Hồ Tây đánh giá Công ty Sen là doanh nghiệp có tiềm lực, tài chính mạnh và năng lực trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, tâm huyết trong lĩnh vực vui chơi giải trí. Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Sen cũng đem lại nguồn thu ổn định cho Haseco.

Trong 2 năm 2021 và 2022, dù hoạt động trong lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh nhưng Công ty Sen vẫn tiếp tục hợp tác với Haseco với giá trị hợp đồng không đổi. Đây là nguồn thu giúp Haseco duy trì hoạt động trong giai đoạn dịch bệnh.

HASECO LÃI KỶ LỤC TRONG NĂM 2022
Kết quả kinh doanh hàng năm của Haseco. Nguồn: BCTC DN.
Nhãn201720182019202020212022
Doanh thu thuần tỷ đồng 1191501565419136
Lợi nhuận sau thuế
567-13-2919

Sau 15 năm, HĐQT Haseco xác định Công ty Sen là đối tác chiến lược, đóng góp vào sự phát triển của công ty cũng như làm đẹp cho công viên và địa bàn quận Tây Hồ. Do đó, HĐQT Haseco xin ý kiến cổ đông thông qua việc tái ký hợp đồng hợp tác với Công ty Sen thời hạn 10 năm tiếp theo, bắt đầu từ ngày 1/4.

Theo đó, Công ty Sen sẽ sử dụng tài sản và hạ tầng sẵn có của Haseco để vận hành khu buffet 2.000 chỗ ngồi, khu hội thảo, hội nghị, liên hoan, tiệc chiêu đãi, dịch vụ đám cưới, khu vui chơi trẻ em.

Tờ trình cũng tiết lộ Công ty Sen phải trả hơn 1 tỷ đồng/tháng, tức tổng giá trị hợp đồng trong 10 năm là hơn 126 tỷ đồng.

Nhà hàng Sen Tây Hồ được khai trương vào tháng 2/2009 và là một trong những nhà hàng buffet đầu tiên tại Hà Nội, nằm trên khuôn viên rộng 12.000 m2 tại đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ (Hà Nội). Doanh nghiệp vận hành nhà hàng hiện do bà Ngô Mai Quỳnh làm Người đại diện pháp luật.

Theo báo cáo thường niên 2022 của Haseco, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sen sở hữu 938.565 cổ phiếu HES, tương đương hơn 10% vốn, đồng thời là cổ đông lớn.

Trong khi đó, Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hà Nội thành lập năm 1998 với vốn điều lệ ban đầu là 45 tỷ đồng và nay nâng lên 100 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là vui chơi giải trí các trò chơi dưới nước và trên cạn, dịch vụ văn hóa văn nghệ, dịch vụ thể thao rèn luyện thân thể.

Ngày 19/5/2000, Công viên nước Hồ Tây chính thức khai trương và đi vào hoạt động với diện tích 6,4 ha. Công viên nước gồm 14 khu trò chơi dưới nước, toàn bộ trang thiết bị được nhập khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha theo tiêu chuẩn quy định của Hiệp hội Công viên nước thế giới.

Gần 2 tháng sau, khu vui chơi trên cạn rộng 1,7 ha nằm liền kề công viên nước ra đời và được đặt tên là Công viên Vầng Trăng, sau đổi thành Công viên Mặt trời mới.

Chủ công viên nước Hồ Tây lãi kỷ lục sau Covid-19

Nhờ cải thiện giá vốn trong khi doanh thu tăng cao, Haseco lãi ròng hơn 18 tỷ đồng, ngắt mạch 2 năm liên tiếp thua lỗ vì Covid-19.

Sau khi báo lãi kỷ lục, Công viên nước Đầm Sen lên kế hoạch đi lùi

Sau hai năm liên tiếp tăng trưởng ấn tượng, năm 2024, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 4% và 7% so với cùng kỳ.

Chủ quản Đầm Sen: Công viên quá cũ kỹ, kém thu hút khách hàng

Trước tình trạng nhiều hạng mục đã xuống cấp, chủ quản Đầm Sen là Phú Thọ Tourist dự chi hàng chục tỷ đồng để mua sắm, đầu tư mới, duy tu, bảo dưỡng sản phẩm, cảnh quan.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm