Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ công viên nước Hồ Tây lãi kỷ lục sau Covid-19

Nhờ cải thiện giá vốn trong khi doanh thu tăng cao, Haseco lãi ròng hơn 18 tỷ đồng, ngắt mạch 2 năm liên tiếp thua lỗ vì Covid-19.

Báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán của Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hà Nội (Haseco - HES) ghi nhận doanh thu 136 tỷ đồng, tăng 7 lần so với năm 2021. Trong đó, doanh thu từ các hoạt động tự doanh tại công viên đạt 100,5 tỷ đồng và doanh thu tour du lịch đạt 35,5 tỷ đồng.

Sau khi khấu trừ các loại chi phí và nộp ngân sách Nhà nước, Haseco lãi ròng 18,5 tỷ đồng, lấy lại lợi nhuận sau khi chứng kiến 2 năm thua lỗ liên tiếp vì Covid-19. Thậm chí, khoản lợi nhuận ghi nhận trong năm kinh doanh 2022 còn cao hơn năm 2019 (thời điểm trước dịch) nhờ việc cải thiện giá vốn hàng bán và biên lợi nhuận gộp.

Lý giải kết quả đột biến này, lãnh đạo Haseco cho biết trong năm kinh doanh trước đó, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do Covid-19 hoành hành và buộc phải đóng cửa các công viên trong khoảng thời gian dài.

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HASECO PHỤC HỒI SAU COVID-19
Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp.
NhãnNăm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022
Doanh thu thuần tỷ đồng 119150155.55419136
Lợi nhuận sau thuế
567-13-2918.5

Tính đến cuối năm, công ty đang nắm hơn 4,4 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Haseco cũng có 2 hợp đồng tiền gửi tại các ngân hàng và một hợp đồng ký quỹ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế với tổng giá trị khoảng 29,5 tỷ đồng, tăng 11 lần so với hồi đầu năm.

Tổng tài sản của công ty đạt 102,8 tỷ đồng, tăng nhẹ 7% so với đầu năm. Ngoài biến động trong các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và trả trước cho người bán ngắn hạn, bảng cân đối kế toán của Haseco không có nhiều chênh lệch.

Công ty cũng thu hẹp khoản nợ phải trả từ 28 tỷ đồng xuống 16,4 tỷ đồng, chủ yếu do tất toán thuế, các khoản nộp Nhà nước và chi phí phải trả ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 86,4 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm.

Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hà Nội thành lập năm 1998 với vốn điều lệ ban đầu là 45 tỷ đồng và nay điều chỉnh lên 100 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là vui chơi giải trí các trò chơi dưới nước và trên cạn, dịch vụ văn hóa văn nghệ, dịch vụ thể thao rèn luyện thân thể.

Ngày 19/5/2000, công viên nước Hồ Tây chính thức khai trương và đi vào hoạt động với diện tích 6,4 ha. Công viên nước gồm 14 khu trò chơi dưới nước, toàn bộ trang thiết bị được nhập khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha theo tiêu chuẩn quy định của Hiệp hội Công viên nước thế giới.

Gần 2 tháng sau, khu vui chơi trên cạn rộng 1,7 ha nằm liền kề công viên nước ra đời và được đặt tên là Công viên Vầng Trăng, sau đổi thành Công viên Mặt trời mới.

Năm vừa qua, công viên Hồ Tây đón 434.058 lượt khách, tăng 271,1% so với năm 2021, hầu hết tập trung tại công viên nước.

Trước những khó khăn của kinh tế trong nước, Haseco đặt mục tiêu đón 352.694 lượt khách và đẩy mạnh lượng khách đi tour trong năm 2023. Tổng doanh thu ước tính tăng 2,5% so với thực hiện năm 2022 lên 139,6 tỷ đồng. Song mức lợi nhuận kế hoạch bị kéo tụt 61,5% xuống 7,1 tỷ đồng do lợi nhuận từ công viên nước dự kiến giảm 8 tỷ đồng.

Giá nước sạch Hà Nội sắp tăng lần đầu sau 10 năm

Cơ quan quản lý đánh giá khả năng phân phối nước sạch tại Hà Nội vẫn chưa đồng bộ với nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, sẽ tăng giá nước do chi phí cấu thành giá nước sạch đang tăng cao.

Doanh thu Viettel Post xuống mức thấp nhất 3 năm

Tiếp tục chi đậm cho nhân viên, lợi nhuận của Viettel Post đã thu hẹp xuống còn gần 76 tỷ đồng. Quý trước, lợi nhuận công ty cũng giảm 98% vì khoản chi này.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm