Nhiều năm trước, biết con gái định theo ngành IT, bố mẹ Đỗ Huệ (30 tuổi, Thái Nguyên, nhân viên IT tại Hà Nội) khá lo lắng vì nhiều ý kiến cho rằng ngành này không phù hợp với nữ giới. Cô kỹ sư tin học chia sẻ: “Lúc đó, bố mẹ muốn tôi theo ngành sư phạm, nhưng tôi vẫn kiên quyết lựa chọn IT”.
Kể từ đó, cô kỹ sư phần mềm sinh năm 1992 kiên định với lựa chọn nghề nghiệp có phần đặc biệt của mình. Sau hơn 10 năm đi làm, Huệ cho biết môi trường vẫn chủ yếu là cánh mày râu. Công việc tester (kiểm thử phần mềm) nói riêng hay lĩnh vực IT ở Việt Nam nói chung vẫn do nam giới đảm trách chủ yếu.
Phái đẹp không yếu thế
Huệ không phải trường hợp duy nhất bị cha mẹ ngăn cản học ngành IT vì là con gái. Chị Bích Hân (33 tuổi, Phúc Thọ, Hà Nội) một đồng nghiệp của Huệ, nhớ như in câu nói của bố mẹ khi thông báo việc theo ngành IT 15 năm trước: “Máy tính chỉ phù hợp với con trai, con gái nên chọn các ngành sư phạm, tài chính ngân hàng thì tốt hơn”.
“Cãi” lời bố mẹ, Hân vẫn quyết tâm theo đuổi ngành học nổi tiếng khô khan này. Ở tuổi 18, cô gái trẻ không nghĩ quá nhiều về công việc mà lựa chọn ngành IT vì cảm thấy ngành học có thể mở mang cho cô nhiều kiến thức và cơ hội mới.
Tibco đề cao sự bình đẳng giới trong nguồn nhân lực. |
Hơn 10 năm trong nghề, các nữ lập trình viên phần mềm cho rằng quan điểm ngành IT phù hợp với nam giới không bắt nguồn từ sự chênh lệch năng lực giữa hai giới mà là do những định kiến đã tồn tại từ lâu trong xã hội.
Xét về thực lực, ngành công nghệ thông tin không có sự phân biệt về giới tính. Ngay cả khi nữ giới không có lực lượng đông đảo trong ngành thì quyền lợi, sự thăng tiến và các cơ hội vẫn tương đương nhau, chị Hân nhận xét.
“Sự cẩn thận, tỉ mỉ khi làm việc của phụ nữ là thế mạnh nổi trội khi so với cánh mày râu, đặc biệt trong một số nhiệm vụ cụ thể thuộc ngành IT. Do đó, cơ hội phát triển và thăng tiến dành cho hai giới trong ngành là ngang nhau”, chị Hân nhấn mạnh.
Cả chị Hân và chị Huệ đều tìm được cơ hội phát triển tại công ty Tibco Software. Với nỗ lực cải thiện tình trạng mất cân bằng giới tính và khuyến khích bình đẳng giới trong ngành IT, công ty thấu hiểu những khó khăn trong công việc của những nữ lập trình và cố gắng tạo dựng một môi trường làm việc phù hợp với những kỹ sư phần mềm đặc biệt này.
Môi trường làm việc bình đẳng về giới ở Tibco
Đã có một khoảng thời gian, Linh Chi (30 tuổi, Nam Định) - nữ lập trình viên tại Tibco từng khá buồn khi nhiều tuyển dụng vị trí developer (lập trình viên) chỉ dành cho nam giới. Sau đó, Chi tìm thấy một công việc ưng ý tại Tibco. Theo lời Chi, bên cạnh sự bình đẳng trong công việc, Tibco còn là môi trường làm việc lý tưởng cho các nữ IT bởi nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực, tâm lý như việc thiết kế những không gian riêng để chị em có thể hút sữa cho con nhỏ.
Bên cạnh đó, công ty cũng duy trì chế độ quản lý công việc linh hoạt, cho phép các nữ lập trình viên có thời gian chăm lo cho gia đình, con cái. Khi đại dịch Covid-19 lây lan ở Việt Nam từ năm ngoái, Tibco khuyến khích người lao động làm việc tại nhà để bảo vệ bản thân và ngăn chặn nguy cơ phơi nhiễm.
Công ty phần mềm Tibco từ Mỹ sở hữu văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, khuyến khích sự bình đẳng về giới của người lao động. |
Chồng của Việt Phương một nữ lập trình viên khác tại Tibco tới từ Nghệ An, cũng vui mừng với môi trường làm việc của vợ. Cùng là dân IT, anh hiểu về những khó khăn, vất vả của người phụ nữ khi theo ngành này. Bản thân chị Phương cũng hài lòng với công việc tại Tibco vì những chính sách hỗ trợ phù hợp, nhờ đó chị có thể cân bằng cuộc sống gia đình và công việc, đồng thời phát huy thế mạnh nghiệp vụ tại công ty.
Bên cạnh môi trường làm việc, điều mà Phương, Huệ, Hân và Chi cảm thấy may mắn khi “đầu quân” về Tibco là “anh sếp người Pháp” tâm lý. Ông David Lapetina, Giám đốc Tibco Việt Nam, luôn thể hiện sự thấu hiểu những khó khăn của các nữ nhân viên và có nhiều kế hoạch thiết thực để giảm thiểu những bất lợi đó.
Bà Jackie Greenwood, Giám đốc nhân sự khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc Tibco, nhấn mạnh: “Công ty thúc đẩy nền văn hóa đa dạng, bình đẳng và hòa nhập. Việc tạo ra cảm giác thân thuộc cho mọi người chính là trọng tâm của nền văn hóa đó. Chúng tôi đặt trọng tâm vào việc phát triển và hỗ trợ phụ nữ tại Tibco”.
“Bên cạnh đó, Tibco cũng khai thác và sử dụng dữ liệu nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong chính doanh nghiệp của mình, đặc biệt là chế độ lương thưởng. Công ty cũng nỗ lực để tăng số lượng nhân viên nữ ở các vị trí lãnh đạo cấp cao, cũng như cân bằng tỷ lệ thăng tiến theo giới tính”, bà Greenwood chia sẻ thêm.
Bình luận