Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công ty bán khóa học làm giàu lỗ kỷ lục vì thiếu học viên

Tình trạng thiếu vắng học viên đăng ký khiến doanh thu lẫn lợi nhuận của VLA giảm mạnh so với cùng kỳ. Trong đó, công ty này báo lỗ quý II hơn 5 tỷ đồng, mức cao kỷ lục.

VLA do chuyên gia "dạy làm giàu" Nguyễn Thành Tiến làm Chủ tịch. Ảnh: VLA.

Theo báo cáo tài chính quý II/2024, CTCP Đầu tư và Phát triển công nghệ Văn Lang (HNX: VLA) ghi nhận doanh thu thuần giảm 77%, chỉ đạt 1,3 tỷ đồng. Nguồn thu này hầu hết đến từ hoạt động đào tạo học viên.

Vì kinh doanh dưới giá vốn, lợi nhuận gộp của VLA bị âm gần 45 triệu đồng.

Doanh thu giảm nhưng chi phí bán hàng lẫn chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng đáng kể ở mức 20% và 203% so với cùng kỳ.

Sau khi khấu trừ các chi phí phát sinh trong kỳ, VLA báo lỗ sau thuế 5,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 53 triệu đồng. Đây cũng là mức lỗ cao nhất kể từ khi doanh nghiệp này niêm yết.

Lý giải bức tranh kinh doanh tiêu cực, ban lãnh đạo VLA cho biết tình hình kinh tế khó khăn, số lượng học viên tham gia các khóa học suy giảm đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của công ty.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của VLA chỉ đạt 2,3 tỷ đồng, giảm 74%. Khoản lỗ ròng tính đến cuối kỳ cũng lên tới gần 7 tỷ đồng.

Năm nay, VLA đặt mục tiêu doanh thu 20 tỷ đồng và lãi trước thuế gần 4 tỷ đồng, tăng cấp số nhân so với thực hiện năm 2023. Song, dù trải qua nửa năm vận hành, công ty mới hoàn thành gần 12% kế hoạch doanh thu và chưa ghi nhận bất kỳ đồng lợi nhuận nào.

KẾT QUẢ KINH DOANH LẸT ĐẸT CỦA VLA
KQKD hàng quý của VLA; Nguồn: BCTC DN.
NhãnI/2023IIIIIIVI/2024II
Doanh thu thuần tỷ đồng 3.25.711.10.91.3
Lợi nhuận sau thuế
0.0980.0530.10.1-1.5-5.3

Trên thực tế, doanh thu hàng năm của VLA tương đối "lẹt đẹt", chỉ dao động vài tỷ đồng trong khi lợi nhuận có năm chỉ đạt vài chục triệu đồng. Mức lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp từng ghi nhận là gần 6 tỷ đồng vào năm 2021.

VLA tiền thân là công ty thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, được thành lập theo quyết định năm 2007 của Nhà xuất bản Giáo dục. Hiện tại, 3 nhóm hoạt động chính của doanh nghiệp này gồm bất động sản; khách sạn, khu nghỉ dưỡng; đào tạo, tư vấn kinh doanh và đầu tư.

Kể từ năm 2020, sau khi chuyên gia "dạy làm giàu" Nguyễn Thành Tiến lên làm Chủ tịch, công ty chuyển đổi sang hoạt động đào tạo kỹ năng tư duy, bán hàng, giao tiếp, lãnh đạo, quản lý tài chính, quản lý thời gian; đào tạo kỹ năng nói trước công chúng. Tính đến cuối năm 2023, ông Tiến sở hữu khoảng 9,08% cổ phần VLA.

Bên cạnh việc trực tiếp giảng dạy, ông Nguyễn Thành Tiến còn sở hữu kênh YouTube với gần 180.000 người theo dõi, đồng thời là diễn giả của nhiều khóa học chiến lược đầu tư, bán hàng và đàm phán trong lĩnh vực bất động sản. Giá thành các khóa học dao động từ vài trăm nghìn cho đến cả trăm triệu đồng.

Năm nay, VLA dự kiến chỉ dành khoảng 37 triệu đồng để trả thù lao cho 9 thành viên HĐQT, Ban kiểm soát và thư ký HĐQT. Trong đó, mức thù lao cả năm của Chủ tịch Nguyễn Thành Tiến chỉ khoảng 6 triệu đồng, tương đương 500.000 đồng/tháng.

Thực tế, công ty đã thanh toán thêm cho ông Tiến gần 86 triệu đồng chi phí giảng viên trong kỳ vừa rồi.

Bên cạnh đó, VLA cũng phải thanh toán hơn 441 triệu đồng chi phí bản quyền bài giảng cho ông Đặng Trọng Khang, một chuyên gia "dạy làm giàu” khác. Ông Khang đồng thời là cổ đông lớn của VLA sở hữu gần 25% tỷ lệ vốn góp chủ sở hữu.

Sếp công ty 'dạy làm giàu' nhận thù lao chỉ 500.000 đồng/tháng

Được giới thiệu là chuyên gia bất động sản được trả phí cao nhất Việt Nam, thù lao của ông Nguyễn Thành Tiến với vai trò Chủ tịch HĐQT tại VLA chỉ vỏn vẹn 500.000 đồng/tháng.

Chân dung ông Nguyễn Quốc Cường

Trước khi được đề cử trở làm CEO thay mẹ (bà Nguyễn Thị Như Loan) điều hành Quốc Cường Gia Lai, ông Nguyễn Quốc Cường cũng từng có 14 năm làm việc tại doanh nghiệp phố núi này.

Shark Bình chỉ giải ngân 15% thương vụ tại Shark Tank

Cả "cá mập" lẫn startup đều từng "quay xe" sau quá trình thẩm định khi thấy thương vụ còn gặp nhiều vấn đề.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm