Sản xuất bền vững, tiếp thị số, phát triển con người là 3 khía cạnh trọng tâm trong công cuộc áp dụng công nghệ và chuyển đổi số. Điều này đang góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới của doanh nghiệp hàng tiêu dùng tại Việt Nam, điển hình là Unilever.
Quá trình chuyển đổi số tại Unilever Việt Nam bắt đầu từ năm 2018, được triển khai trên tất cả hoạt động nòng cốt của doanh nghiệp.
Đầu tiên, 2 cụm nhà máy tại Bắc Ninh và Củ Chi đã được xây dựng và thực hiện lộ trình hiện đại hóa, chuyển đổi số cho giai đoạn 2018-2024. Các nhà máy đã tiến hành chuyển đổi từ hoạt động vận hành sản xuất thủ công, chủ yếu dựa trên sức người và quản lý dữ liệu rời rạc, sang tự động hóa thông minh với robot. Unilever hướng tới đạt 100% mục tiêu tự động hóa thông minh vào năm 2024.
Robot phục vụ công tác đóng gói và vận chuyển sản phẩm tại nhà máy của Unilever Việt Nam. |
Quá trình quản lý, sử dụng dữ liệu cũng được nâng cấp với hệ thống kết nối vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua siêu ứng dụng, cho phép đồng bộ hóa tất cả phản hồi, thông tin về một hệ thống để phân tích, xử lý.
Đến nay, nhà máy của Unilever Việt Nam từng bước áp dụng hoàn toàn máy học (machine learning) cùng dữ liệu lớn (big data) vào hoạt động sản xuất, vận hành. Điều này góp phần thúc đẩy quá trình phân tích dữ liệu và dự báo, từ đó cải thiện hiệu suất vận hành cũng như đón đầu xu hướng tương lai.
Bên cạnh các hoạt động sản xuất tại nhà máy, Unilever Việt Nam cũng tận dụng công nghệ số để chuyển đổi cách tiếp cận người tiêu dùng thông qua tiếp thị dựa trên dữ liệu (data-driven marketing), chú trọng vào hiệu suất, hướng thông điệp chính xác tới khách hàng mục tiêu, trong thời gian thực và có tính cá nhân hóa.
Các nhãn hàng thuộc Unilever đã đưa machine learning, AI hay những công nghệ mới như thực tế mở rộng (XR) vào hoạt động tiếp thị, góp phần mang lại trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.
Ứng dụng OrderUNow giúp tiểu thương bán lẻ nhập hàng trực tiếp từ Unilever. |
Tiếp đến, Unilever Việt Nam chú trọng chuyển đổi mô hình bán hàng số, đa kênh, kết nối bởi dữ liệu. Bên cạnh kênh truyền thống, hiện đại, sự dịch chuyển sang các kênh bán hàng trực tuyến và mới nổi cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra những phương thức làm mới mình.
Ứng dụng OrderUNow là câu trả lời của Unilever. OrderUNow đã giúp số hóa cho hơn 170.000 cửa hàng tạp hóa, bán lẻ trên cả nước. Công ty cũng dẫn đầu ở mô hình “Trực tiếp đến khách hàng” (D2C) thông qua UShop - hệ sinh thái thương mại điện tử chuyên bán các sản phẩm của Unilever. Đồng thời, Unilever còn là thương hiệu được yêu thích tại các sàn thương mại điện tử; là đối tác chiến lược của nhiều chuỗi siêu thị trong mô hình bán hàng đa kênh.
Cuối cùng, Unilever chú trọng xây dựng các hoạt động nội bộ được dẫn dắt bởi dữ liệu. Xây dựng và thiết kế hệ thống nền tảng, trang bị kỹ năng quản trị dữ liệu mang đến nhiều thách thức, đồng thời là cơ hội để hơn 10.000 người trong chuỗi giá trị của Unilever Việt Nam chuẩn bị kiến thức, hành trang cho tương lai, từ đó đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu.
Nhu cầu số hóa và áp dụng khoa học công nghệ còn thúc đẩy quá trình nghiên cứu, phát triển nền tảng số trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cho lực lượng lao động phát triển kỹ năng, kiến thức về công nghệ, cũng như nâng cao tiêu chuẩn số của nền kinh tế nói chung.
Văn phòng thông minh với định hướng công nghệ của Unilever giúp nhân viên dễ dàng tiếp cận và thực hiện chuyển đổi số. |
Bảo vệ môi trường là một đóng góp ý nghĩa khác của quá trình chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, phân phối hàng hóa của doanh nghiệp hàng tiêu dùng này. Việc áp dụng công nghệ mang đến các giải pháp giúp giảm khí carbon, tiết kiệm nước, năng lượng,... trong sản xuất.