Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công nghệ giọng nói thu hút người dùng smartphone

Với Siri, Cortana, Google Now, Facebook, Zalo, iMessage… chỉ trong tích tắc, con người kết nối với nhau và điều khiển các thiết bị điện tử một cách mượt mà.

Với một số người, việc sử dụng bàn phím nhỏ xíu trên điện thoại tốn khá nhiều thời gian cho việc gởi đi một tin nhắn hoặc khi muốn đặt lịch hẹn hoặc báo thức. Các hãng công nghệ trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề này. Họ đưa ra nhiều ứng dụng hỗ trợ cho người dùng smartphone, đơn cử như các ứng dụng Google Voice Input, Apple Siri hay mới đây là Microsoft Cortana. Bộ ba phần mềm này giúp người dùng tương tác với thiết bị di động của mình một cách thông minh hơn, từ việc đặt câu hỏi, nhận câu trả lời cho đến điều chỉnh các thông số máy và khởi chạy ứng dụng. Vì vậy, muốn đặt lịch hẹn, báo thức, gọi điện thoại, gửi tin nhắn người dùng chỉ cần vài giây ra lệnh bằng giọng nói là xong.

Giọng nói thay cho bàn phím

Giọng nói thay cho bàn phím.

Giọng nói thay cho bàn phím.

Bên cạnh đó, Ask.com, một dịch vụ cho phép người dùng hỏi và nhận câu trả lời, đã tích hợp công nghệ nhận dạng giọng nói do Nuance phát triển vào ứng dụng trên iOS và Android. Sự liên kết này cho phép người dùng hỏi, trả lời cũng như đăng tải các lời bình luận.

Amazon cũng đã cập nhật ứng dụng Kindle trên iOS để hỗ trợ tính năng VoiceOver trong iOS. VoiceOver sẽ tự động đọc nội dung trên màn hình để giúp cho việc xem sách của những người bị khiếm thị được dễ dàng và thuận tiện hơn.

OTT bắt kịp công nghệ giọng nói

Nhiều dịch vụ OTT như Zalo, Viber và WhatsApp cũng đã nhanh chóng đón đầu xu hướng, tích hợp tính năng chat giọng nói vào sản phẩm.

Công nghệ giọng nói đã kịp thời xuất hiện trong các ứng dụng chat/nhắn tin. Facebook Messenger đã có tính năng chia sẻ giọng nói. Trước đó, nhiều dịch vụ Over-The-Top như Zalo, Viber và WhatsApp cũng đã nhanh chóng đón đầu xu hướng để tích hợp tính năng chat giọng nói vào sản phẩm của mình (mặc dù chưa phải là phiên dịch từ giọng nói sang văn bản mà chỉ là gửi tập tin âm thanh). Một số ứng dụng OTT còn đầu tư các công nghệ truyền tải và lọc âm thanh sao cho tin nhắn thoại của người dùng được gởi đi nhanh nhất và nhận được âm thanh trong trẻo, chân thực nhất.

Một khảo sát gần đây của Forrestor đã chỉ ra sự gia tăng của ứng dụng điều khiển bằng giọng nói. Một số lượng lớn người dùng xài công nghệ này để gửi tin nhắn, 46% dùng cho việc tìm kiếm, 40% dùng giọng nói để tìm đường đi và 38% dùng để ghi chú. Đó là những con số khá lớn tính năng mà 1.168 người dùng tham gia cuộc nghiên cứu.

Tiềm năng của việc sử dụng công nghệ giọng nói đang rất lớn. Không những sử dụng câu thần chú “khắc xuất, khắc nhập” như trong truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” hay “Vừng ơi, mở cửa ra!” như trong truyện “Alibaba và 40 tên cướp”, con người thời nay còn có thể điều khiển vạn vật bằng nhiều câu “thần chú” phong phú hơn nữa. Hãy nghĩ đến tương lai nơi con người có thể để điện thoại trong túi quần và kết nối tất cả chỉ bằng cách nói vài giây vào tai nghe Bluetooth, khi đó cuộc sống của con người trở nên đơn giản đến không ngờ. 

Bạn có thể quan tâm