Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công chúa khác thường nhất của hoàng gia Anh

Công chúa Alice từng cứu giúp một gia đình Do Thái thoát khỏi cuộc diệt chủng của Đức Quốc xã bất chất nhiều rủi ro. Hành động của bà khiến nhiều người nhìn khác về hoàng gia Anh.

Dưới chân núi Ô-liu, đối diện với bức tường phía Đông của thành phố cổ Jerusalem, là ngôi mộ của một trong những người khác thường nhất hoàng gia Anh.

Đó là mộ của Công chúa Alice, mẹ Hoàng tử Philip, và cũng là cháu gái lớn của Nữ hoàng Victoria, người phụ nữ được nhớ đến vì nhiều ơn nghĩa.

Lối sống khác thường

Bà sinh ra tại lâu đài Windsor (Anh) vào ngày 25/2/1885, là con của Hoàng tử Louis xứ Battenberg và Công chúa Victoria xứ Hesse. Bị điếc bẩm sinh, công chúa nhỏ phải học cách đọc chuyển động của môi.

Bà hoàn toàn có thể sống cuộc đời vương giả nhưng lại chọn lối sống đơn giản, thanh tao.

Năm 1902, Công chúa Alice gặp hoàng tử Andrew của Hy Lạp và Đan Mạch rồi kết hôn 1 năm sau đó.

Bà được chẩn đoán tâm thần phân biệt hoang tưởng ở Berlin và được đưa đến Thụy Sĩ để điều trị 2 năm trong trại thương điên.

Cong chua Alice cuu gia dinh Do Thai anh 1
Công chúa Alice cùng chồng là Hoàng tử Andrew của Hy Lạp và Đan Mạch ở Athens, năm 1921. Con trai út của họ là Hoàng tử Philip tương lai. Ảnh: Getty.

Cuối đời, Công chúa của Battenberg, trở thành một nữ tu và quyên tặng tất cả tài sản trước khi qua đời vào ngày 5/12/1969.

Ngày 5/12 tới là lễ kỷ niệm 50 ngày mất của Công chúa Alice. Cuộc đời bà được chú ý đến nhờ bộ phim The Crown của Netflix. Trong phần ba, bà vào vai một nhân vật hoàng gia, một nữ tu nghiện hút thuốc nhưng quan tâm đến cuộc sống người nghèo bằng cách vận động quyên góp cho họ.

Trong khi con trai bà, Hoàng tử Philip tương lai, phục vụ cho Hải quân Hoàng gia Anh, những cô con gái của bà lại kết hôn với những người chiến đấu cho phe Đức.

Thế nhưng, sự kiện có ý nghĩa trong cuộc đời bà, mà nhờ nó bà được những người Do Thái yêu mến, đã không xuất hiện trong tập phim nào.

"Tập phim không được phát sóng"

Trong Thế chiến II, Công chúa Alice đã cứu giúp gia đình Cohen, một gia đình Do Thái, khỏi cuộc diệt chủng của Đức Quốc xã (Holocaust) bằng cách che chở họ trong cung điện Athens của mình trong thời Đức Quốc xã chiếm đóng Hy Lạp.

“Những gì Công chúa Alice làm đã cứu cả gia đình tôi”, Evy Cohen, người có bà và cô chú từng chốn trong cung điện của Công chúa Alice ở Hy Lạp, nói. “Rõ ràng tôi không thể có mặt trên đời, không thể đứng ở đây, không thể được sinh ra nếu không có bà ấy (Công chúa Alice)”.

Đại đa số người Do Thái ở Hy Lạp, khoảng 80.000 người, đã bị sát hại trong cuộc diệt chủng Holocaust.

Cong chua Alice cuu gia dinh Do Thai anh 2
Từ trái sang: Tilde Cohen, Alfred Cohen, Haimaki Cohen và Rachel Cohen năm 1941. Ảnh: Evy Cohen.

Alice, người trước đây từng quen biết vị trưởng họ cuối cùng của gia đình Cohen, Haimaki, cựu nghị sĩ Hy Lạp, nói với những người bạn thân rằng gia đình đơn giản là làm việc cần làm, chứ không muốn gửi thông điệp gì về việc đó.

“Bà ấy thường đến thăm căn phòng nhỏ của bà ngoại và dì tôi. Bà ấy uống trà và trò chuyện, nói về tôn giáo. Dù bị khiếm thính nhưng cuộc trò chuyện vẫn rất thú vị”, bà Cohen nói.

Alfred, cha của Cohen, đã tìm cách trốn thoát cùng các anh em của mình qua biển Aegean đến Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó là Ai Cập để tham gia cuộc kháng chiến của Hy Lạp. Một anh trai của Alfred không tuân theo hành trình này và trở về Athens để trốn cùng gia đình.

Sau khi Công chúa Alice chết, Alfred Cohen khởi xướng quá trình trao tặng giải thưởng “Righteous the Nations” (Công chính giữa các Dân tộc) để vinh danh bà, người không phải người Do Thái đã cứu người Do Thái trong cuộc diệt chủng Holocaust. Bà là thành viên hoàng gia Anh duy nhất làm việc này.

Cứu người là bổn phận

Hoàng tử Philip cho biết mẹ ông chưa từng nhắc đến vụ việc của nhà Cohens. “Tôi nghi là bà ấy không bao giờ nghĩ đó là hành động gì đặc biệt (việc cứu nhà Cohens)”. Bà ấy coi đó là phản ứng hoàn toàn tự nhiên của con người đối với đồng loại đang gặp nạn”.

Nhà viết tiểu sử Công chúa Alice, Hugo Vickers, viết rằng những năm sau sự việc đó, một thành viên gia đình Cohens đã cảm ơn bà nhưng bà nói một cách sắc lẹm rằng bà chỉ làm những gì trong bổn phận của mình.

Cong chua Alice cuu gia dinh Do Thai anh 3
Diễn viên Jane Lapotaire trong vai Công chúa Alice trong phim The Crown của Netflix. Ảnh: Netflix.

Joel Zisenwine, nhà sử học nghiên cứu về Holocaust, Giám đốc Cơ quan Công chính giữa các Dân tộc, nói rằng điều quan trọng cần nhớ là việc làm của Công chúa Alice rất hiếm xảy ra ở châu Âu những năm 1940 trong bối cảnh chủ nghĩa bài Do Thái và thờ ơ dâng cao.

“Nói chung việc cứu người gần như là điều phi thường vì nó đầy rủi ro và thê thảm”, ông Zisenwine nhận định. “Tình trạng thờ ơ của người Do Thái, sự thù địch với người Do Thái là điều có thể thấy”.

Siêu dự án đường sắt của London tốn hơn 22 tỷ USD, 10 năm chưa xong

Tuyến đường sắt Elizabeth tại thành phố London là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất châu Âu. Sau gần 130 triệu giờ thi công, dự án vẫn chậm tiến độ và có thể mở cửa trễ 2 năm.

Thợ may của Nữ hoàng Anh giải mật đời sống hoàng gia

Thợ may của Nữ hoàng Anh đã chia sẻ nhiều điều về cuộc sống tại Cung điện Buckingham qua cuốn sách “The Other Side of the Coin: The Queen, the Dresser and the Wardrobe”.

Hà Lan

Bạn có thể quan tâm