Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Công chúa' Huawei và 1 năm làm quân bài giữa thương chiến Mỹ - Trung

Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính hãng viễn thông Trung Quốc Huawei vào ngày 1/12/2018, là bước ngoặt đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lên nấc thang mới.

Khi Mạnh Vãn Châu bước ra khỏi chiếc máy bay Cathay Pacific ở Vancouver lạnh lẽo vào ngày 1/12/2018, bà không biết rằng mình sắp trở thành con tốt mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang.

Ban đầu lên máy bay ở Hong Kong, Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei Technologies, con gái nhà sáng lập công ty Nhậm Chính Phi, đang chuyển chuyến bay trên đường đến Mexico và nghĩ rằng việc dừng chân ở thành phố ven biển Canada sẽ chỉ là một đoạn ngắn.

chien tranh thuong mai My - Trung anh 1

Giám đốc tài chính của Huawei Technologies Mạnh Vãn Châu, người được tại ngoại và bị quản thúc tại gia sau khi bị giam giữ tại Canada năm ngoái theo lệnh của chính quyền Mỹ, rời khỏi nhà để tham dự phiên tòa tại Vancouver vào ngày 24/9. Ảnh: AP.

Ba giờ sau, sau khi bị các quan chức nhập cư Canada bắt giữ và thẩm vấn về vai trò của bà tại Huawei và lục soát hành lý, bà Mạnh nhận ra mình bị bắt theo yêu cầu của Washington.

Trong khi vụ bắt giữ không được công khai cho đến ngày 5/12, các nhà chức trách ở Bắc Kinh đã kêu gọi thả tự do cho bà Mạnh ngay lập tức. 

Bước ngoặt của cuộc chiến

Các thủ tục tố tụng tại tòa án sau đó cho thấy Mỹ đã ban hành lệnh bắt giữ bà vài tháng trước đó với cáo buộc che đậy các liên kết của Huawei để bán thiết bị cho Iran, phá vỡ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với nước này.

"Đó là điểm mà cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc nhận được sự chú ý của quốc tế. Tôi nghĩ rằng vụ bắt giữ bà Mạnh là lần đầu tiên Mỹ được nhìn nhận có cách tiếp cận mạnh mẽ như vậy (chống lại một công ty công nghệ lớn của Trung Quốc)", Paul Haswell, chuyên gia tư vấn công nghệ tại công ty luật quốc tế Pinsent Masons, cho biết.

chien tranh thuong mai My - Trung anh 2

Các luật sư của bà Mạnh đang đấu tranh chống lại ứng dụng cho phép phát video về phiên tòa của bà ở Canada. Ảnh: AFP.

Haswell chỉ ra rằng tranh chấp công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã được kích hoạt khoảng hai thập kỷ trước đó, khi lo ngại gia tăng đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ cưỡng ép của Trung Quốc.

Các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và chiến thuật định giá của các nhà cung cấp công nghệ Trung Quốc, vốn cung cấp sản phẩm rẻ hơn so với các đối tác phương Tây, làm trầm trọng thêm cuộc xung đột.

Theo South China Morning Post, kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ hơn một năm trước, chính quyền Trump đã thúc đẩy chương trình nghị sự của mình bằng cách tuyên chiến với các công ty công nghệ Trung Quốc nhân danh an ninh quốc gia Mỹ.

Các hành động của Mỹ chống lại Huawei, công ty bị nghi ngờ tiếp tay cho hoạt động gián điệp, đã leo thang kể từ đó.

Vào tháng 5, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ hai đã bị đưa vào danh sách đen thương mại hạn chế quyền truy cập vào các linh kiện công nghệ cao của Mỹ, như chip và phần mềm.

Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến khẳng định Washington không có bằng chứng để hỗ trợ cáo buộc rằng các sản phẩm của họ có thể được sử dụng để do thám cho Trung Quốc.

Với lệnh cấm thương mại dự kiến khiến các nhà cung cấp Mỹ của Huawei thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm, một số quan chức Mỹ cảnh báo rằng những hạn chế sâu rộng có thể làm tê liệt ngành công nghiệp công nghệ của đất nước.

Tuy nhiên, những nhân vật cứng rắn ở Washington tiếp tục khẳng định rằng Trung Quốc vẫn là mối đe dọa an ninh cần phải giải quyết.

Cuộc chiến tin tức và pháp lý

Vụ bắt giữ bà Mạnh cũng thúc đẩy ông Nhậm, người sáng lập và giám đốc điều hành của Huawei, ra mặt và dẫn dắt các nỗ lực quan hệ truyền thông của công ty. 

Mặc dù vậy, các luật sư nhận thấy việc đưa tin dày đặc có thể gây bất lợi cho bà Mạnh khi họ cố gắng ngăn cản Mỹ tìm cách dẫn độ bà từ Canada để đối mặt với các cáo buộc gian lận liên quan đến Huawei.

Họ nói rằng sự quan tâm của truyền thông với cuộc chiến chống dẫn độ của bà Mạnh tại tòa có thể thu hút sự chú ý của Tổng thống Mỹ Donald Trump và có nguy cơ khiến ông "đe dọa và thị uy" can thiệp vào vụ án.

chien tranh thuong mai My - Trung anh 3

Đại sứ mới của Trung Quốc tại Canada Tùng Bồi Vũ  phát biểu trong cuộc họp báo tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Ottawa, Canada ngày 22/11. Ông Tùng đã đến thăm bà Mạnh Vãn Châu sau khi nhậm chức hồi đầu tháng. Ảnh: Reuters.

Phiên điều trần dẫn độ chính thức của Mạnh dự kiến bắt đầu vào tháng 1 và kéo dài đến tháng 10 hoặc tháng 11 năm 2020.

Hiện tại, Bắc Kinh và Ottawa dường như không thể giải quyết những khó khăn của họ, sau vụ bắt giữ bà Mạnh và các công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor ở Trung Quốc về tội gián điệp.

Bộ trưởng ngoại giao mới của Canada, François-Philippe Champagne, mô tả việc thả hai công dân Canada là "ưu tiên tuyệt đối" khi ông gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp G20 gần đây ở Nhật Bản.

Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Canada Tùng Bồi Vũ lặp lại lập trường của Bắc Kinh về việc bà Mạnh phải được phóng thích.

Washington đã cân nhắc việc mở rộng quyền lực để ngăn chặn nhiều lô hàng sản phẩm có công nghệ của Mỹ cho Huawei, vì những đồn đoán rằng nỗ lực đạt được thỏa thuận thương mại tạm thời với Bắc Kinh tiến triển chậm hơn dự kiến.

"Cho đến năm 2020, chúng tôi không trông đợi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei giảm bớt. Ngược lại, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt hơn", Jean Baptiste Su, nhà phân tích của công ty nghiên cứu Atherton Research tại San Jose, California, cho biết.

Canada không chia sẻ thông tin riêng của 'công chúa' Huawei với FBI

Bộ trưởng Tư pháp Canada khẳng định không chia sẻ thông tin từ các thiết bị điện tử của Giám đốc Tài chính (CFO) Huawei Mạnh Vãn Châu cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ.

Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết khen Canada bắt 'công chúa Huawei'

Hạ viện Mỹ ra nghị quyết "ca ngợi" chính phủ Canada vì đã "bảo vệ sự thượng tôn pháp luật và tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình".

Tuyết Mai

Theo South China Morning Post

Bạn có thể quan tâm