Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cơn sốt đồ hiệu cũ đã qua

Những tin tức về vấn đề cắt giảm việc làm và lo ngại suy thoái kinh tế nổ ra đã khiến cho người tiêu dùng sợ hãi và phải thắt chặt chi tiêu của mình, kể cả khi mua đồ cũ.

Theo trang tin CNN, nhu cầu của người tiêu dùng đối với thị trường đồ cũ vẫn rất cao, và thị trường bán lại tại Mỹ dự kiến đạt doanh thu 82 tỷ USD vào năm 2026 - tăng gần gấp đôi so với mức 43 tỷ của năm 2022.

Tuy nhiên, cũng giống như cách người tiêu dùng mua sắm hàng tuần đối với các mặt hàng thời trang như quần áo và giày dép, họ không sẵn sàng chi ra nhiều tiền như trước nữa. Người dùng hiện tại mong muốn một mức giá thấp hơn đối với các sản phẩm trên thị trường bán lại.

Bà Sasha Skoda - Giám đốc kinh doanh của Công ty bán lẻ hàng xa xỉ The RealReal (REAL) - cho biết: "Sự thay đổi này bắt đầu từ cuối mùa hè năm 2022, khi nhu cầu của người tiêu dùng với các thương hiệu xa xỉ như Chanel, Gucci hay Louis Vuitton giảm dần".

thuong hieu xa xi anh 1

Người tiêu dùng không sẵn sàng chi nhiều tiền như trước cho những chiếc túi cũ của Chanel, Gucci hay Louis Vuitton. Ảnh: CNN.

Ngoài ra, bà Skoda cũng cho biết thêm rằng nhu cầu mua túi cũ của các thương hiệu thuộc phân khúc trung cấp - chẳng hạn như Miu Miu và Bottega Veneta - lại đang tăng lên.

"Người tiêu dùng đang lo lắng về tình hình kinh tế và tự cắt giảm chi tiêu của mình. Họ không còn sẵn sàng trả nhiều tiền cho những món đồ từ Hermès, Gucci hay Louis Vuitton như năm 2021", bà Skoda giải thích thêm.

Theo báo cáo từ The RealReal vào thứ năm vừa qua (19/1), giá những chiếc túi xách cũ của Louis Vuitton đã giảm khoảng 20% so với 90 ngày trước đó. Con số này là 17% đối với Gucci, 10% đối với Hermès và 9% đối với Channel.

Ông Rati Sahi Levesque - Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch của The RealReal - giải thích thêm: "Một cuộc suy thoái tiềm ẩn, khả năng khủng hoảng môi trường và tình trạng bất ổn địa chính trị toàn cầu đang gia tăng là những lý do khiến nhiều người tiêu dùng quyết định thắt chặt túi tiền vào năm 2023".

Tuy nhiên, khi người tiêu dùng kỳ vọng về một mức giá thấp hơn, họ cũng đồng thời trở nên ít khắt khe hơn về tình trạng của những món đồ cũ.

Báo cáo của The RealReal cho biết nhu cầu với những món đồ có tình trạng "tạm ổn" (fair condition - tình trạng hàng hóa có sự tổn hại bên ngoài nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng cốt lõi) đã tăng lên gần gấp đôi trong những tháng vừa qua. Loại mặt hàng này tại The RealReal đang có giá rẻ hơn khoảng 33% so với những mặt hàng có tình trạng "tốt" (good condition) hoặc tình trạng "tuyệt vời" (excellent condition).

Hơn nữa, những người mua sắm hiện tại chủ yếu là Gen Z (1997-2012) nên họ đang bị thu hút bởi những thương hiệu có giá cả phải chăng hơn như Miu Miu, Bottega Veneta và Telfar, thay vì đầu tư một khoản lớn vào những nhãn hàng xa xỉ.

Ngoài ra, ngọc trai, trâm cài và thời trang Y2K (Year 2000 - phong cách thời trang những năm 1990-2000) cũng đang trở thành xu hướng trong năm nay càng khiến cho người trẻ không lựa chọn đồ hiệu.

Giá bạc có thể tăng mạnh hơn vàng

Theo dự báo của nhiều chuyên gia, giá bạc có thể đạt 30 USD/ounce trong năm nay, mức cao nhất trong một thập kỷ qua.

Lý do Apple chưa cắt giảm nhân sự

Trong khi nhiều gã khổng lồ công nghệ đã phải thông báo sa thải lượng lớn nhân viên vì tình hình tài chính khó khăn, Apple vẫn đang tiếp tục kế hoạch tuyển dụng của mình.

Hàng không Trung Quốc ra sao khi bỏ Zero-Covid đúng Tết Nguyên đán

Thu hút nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở hạ tầng là hai vấn đề lớn nhất mà ngành hàng không Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong mùa cao điểm Tết Nguyên đán 2023.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Hằng Nga

Bạn có thể quan tâm