Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cơn ác mộng của Tổng thống Biden

Sự kiểm soát nhanh chóng của Taliban, cuộc sơ tán đầy hỗn loạn và vụ tấn công khủng bố thảm khốc ở Kabul đã làm lung lay ảnh hưởng của Tổng thống Joe Biden và tầm vóc của nước Mỹ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cúi đầu trước bục phát biểu, như thể sức nặng của thế giới đang đè nặng lên vai ông. Trong túi áo ngực của ông là một danh sách ghi tên những quân nhân Mỹ đã hy sinh ở Afghanistan và Iraq. Giờ đây, ông biết trong đó có những cái tên đã nằm xuống trong thời gian ông nắm quyền.

Tối 26/8, ông Biden phát biểu từ Nhà Trắng, sau khi một kẻ đánh bom liều chết và các tay súng tấn công sân bay quốc tế ở Kabul, Afghanistan. Vụ việc khiến 13 lính Mỹ và hơn 170 người khác thiệt mạng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu hôm 26/8. Ảnh: AP.
con ac mong toi te nhat cua ong Biden anh 1
con ac mong toi te nhat cua ong Biden anh 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu hôm 26/8. Ảnh: AP.

Trong nửa thế kỷ tham gia chính trường, ông Biden đang đối mặt với thách thức lớn hơn bao giờ hết. Trong bài phát biểu nhậm chức hồi tháng 1, ông nêu ra nhiều vấn đề với chính quyền mới, nhưng không hề nhắc đến Afghanistan.

Guardian bình luận tổng thống Mỹ không lường trước được cuộc khủng hoảng ở Afghanistan. Điều này đã làm ảnh hưởng tới vị thế của ông và tầm vóc của nước Mỹ trên trường quốc tế.

Cuộc sơ tán lịch sử

Hồi tháng 7, Tổng thống Joe Biden quyết tâm rút quân khỏi Afghanistan trước ngày 31/8. Ông tuyên bố: “Khả năng Taliban kiểm soát toàn bộ đất nước là rất khó xảy ra”. Trên thực tế, điều này đã xảy ra chỉ trong 2 tuần ngắn ngủi.

Những đồng minh của Mỹ từng đặt niềm tin vào chính quyền Biden, nay cảm thấy vỡ mộng. Washington sau đó đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Taliban để thực hiện cuộc sơ tán lịch sử, đưa 10.000 công dân rời sân bay Kabul hỗn loạn.

Đến ngày 26/8, các tay súng thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã triển khai một cuộc tấn công đẫm máu, khiến hơn 180 người thiệt mạng khi tham gia sơ tán. Cả thế giới rúng động vì những hình ảnh đau thương, kinh hoàng tại sân bay Kabul.

Trong khi đó, Nhà Trắng cố thể hiện sự bình tĩnh. Ở cương vị của một tổng thống, ông Biden phải nhanh chóng vượt qua cảm xúc cá nhân. Ông bày tỏ: “Những người anh hùng này đã thực hiện một sứ mệnh nguy hiểm. Họ quên đi bản thân để cứu mạng những người khác”.

Máy bay quân sự sơ tán công dân nước ngoài khỏi Afghanistan. Ảnh: AFP.
con ac mong toi te nhat cua ong Biden anh 2
con ac mong toi te nhat cua ong Biden anh 2

Máy bay quân sự sơ tán công dân nước ngoài khỏi Afghanistan. Ảnh: AFP.

Sau đó, ông nói với nhóm khủng bố thực hiện vụ tấn công: “Chúng tôi sẽ không tha thứ. Chúng tôi sẽ không quên. Chúng tôi sẽ truy lùng và bắt các người phải trả giá”.

“Ngày tồi tệ nhất trong nhiệm kỳ tổng thống là ngày mất đi các quân nhân”, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki chia sẻ cùng ngày. “Như đã nói, tổng thống đau buồn và phẫn nộ khi nhóm khủng bố cướp đi mạng sống của các quân nhân”.

26/8 là một ngày đầy cảm xúc với Nhà Trắng. Tờ Politico dẫn một nguồn thạo tin: “Trong phòng họp là những tiếng sụt sịt khi nhân viên cố nén nước mắt. Một quan chức miêu tả họ bị quá tải vì các diễn biến mới”.

con ac mong toi te nhat cua ong Biden anh 3

Tổng thống Biden ngày 29/8 dự lễ hồi hương thi thể của 13 binh sĩ thiệt mạng sau vụ khủng bố ở sân bay tại Kabul. Ảnh: AP.

Cơn ác mộng tồi tệ nhất

Cựu giám đốc CIA kiêm cựu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta từng phục vụ khi ông Biden làm phó tổng thống Mỹ. Ông Panetta chia sẻ: “Đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất của Tổng thống Biden, do ông ấy rút quân với hy vọng bảo toàn sinh mạng của quân nhân Mỹ”.

Ngày 27/8, ông Biden thực hiện lời cảnh cáo khi ra lệnh cho máy bay không người lái tấn công 2 mục tiêu cấp cao của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại tỉnh Nangarhar của Afghanistan. Ông tuyên bố: “Đây không phải là đợt tấn công cuối cùng”.

Mỹ vẫn chạy đua với thời gian để sơ tán công dân trước thời hạn ngày 31/8. Dù vậy, một số công dân Mỹ và hàng nghìn người khác chắc chắn phải ở lại. Số phận bất định của họ là nỗi đau lớn mà ông Biden phải mang theo.

Sự thất bại tại Afghanistan cũng dẫn đến làn sóng chỉ trích gay gắt vào nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden.

con ac mong toi te nhat cua ong Biden anh 4

Binh lính Mỹ ở Afghanistan. Ảnh: New York Times.

Một số đảng viên Cộng hòa yêu cầu ông Biden phải từ chức hoặc bị luận tội. Cựu Tổng thống Donald Trump miêu tả việc rút quân khỏi Afghanistan là “sự sỉ nhục lớn nhất trong lịch sử”, trong khi nghị sĩ Elise Stefanik nói ông Biden đã “dính máu trên tay”.

Vụ đánh bom ngày 26/8 khiến một số quốc gia phương Tây phải hạn chế việc sơ tán. Các nước đồng minh coi đây là “trái đắng”, vì họ từng hy vọng ông Biden vực dậy uy thế của Mỹ trên trường quốc tế. Trong một phiên họp gần đây, Quốc hội Anh đã hoài nghi về vị thế của Washington.

Trước sự thất vọng của nhiều bên, ông Biden đáp trả mà không hề sợ hãi. Ông nói thỏa thuận của chính quyền Trump với Taliban khiến ông chỉ còn 2 lựa chọn: Rút quân hoặc leo thang căng thẳng ở Afghanistan.

Theo giới quan sát, ông Biden ưu tiên lợi ích của Mỹ, thay vì đồng cảm cho phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistan. Nhà tiểu sử Evan Osnos bình luận: “Ông ấy quan tâm đến quân nhân Mỹ hơn là những người Afghanistan từng hoặc đang làm việc cho Mỹ. Lòng trắc ẩn của ông ấy có giới hạn”.

Sự ủng hộ với ông Biden đã giảm mạnh, lần đầu tụt xuống dưới 50% trong các cuộc thăm dò dư luận. Song một số chiến lược gia của đảng Dân chủ vẫn bảo vệ nhà lãnh đạo. Ông Bob Shrum, Giám đốc Trung tâm USC Dornsife vì Tương lai Chính trị, nói: “Rõ ràng là tình báo đã thất bại và tôi nghĩ không thể đổ lỗi cho ông Biden”.

Nhân chứng kể lại khoảnh khắc xảy ra vụ đánh bom ở Kabul
00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
Video sẽ chạy sau3
Nhân chứng kể lại khoảnh khắc xảy ra vụ đánh bom ở Kabul Hai quả bom đã phát nổ gần sân bay Kabul ở Afghanistan hôm 26/8, nhắm vào những người đang muốn rời khỏi đất nước sau khi Taliban tiếp quản.
Bài liên quan

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm