Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Có thể tên lửa hạ máy bay Malaysia do thiếu radar

Nếu phe ly khai tại Ukraina bắn phi cơ Boeing hôm 17/7 thì rất có thể nguyên nhân là do họ không có hệ thống radar để phân biệt máy bay quân sự với phi cơ dân sự.

AP dẫn lời các quan chức Mỹ cho rằng, máy bay Boeing 777 rơi bởi một tên lửa SA-11(hay còn gọi là Buk) từ khu vực miền đông Ukraina do phe ly khai kiểm soát. 

Trong khi đó, bà Samantha Power, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, ám chỉ Nga đã cung cấp thiết bị kỹ thuật để giúp lực lượng ly khai vận hành hệ thống tên lửa. Tuy nhiên, để hoạt động chính xác, bệ phóng của tên lửa Buk cần kết nối với radar trung tâm nhằm xác định mục tiêu.

Hệ thống tên lửa Buk được chế tạo để tiêu diệt các tên lửa hành trình, các loại bom, máy bay cánh quay và cánh cố định và máy bay không người lái. Ảnh: Wiki
Hệ thống tên lửa Buk. Ảnh: Wiki
Hệ thống tên lửa Buk. Ảnh: Wiki
Hệ thống tên lửa Buk được chế tạo để tiêu diệt các tên lửa hành trình, các loại bom, máy bay cánh quay và cánh cố định và máy bay không người lái. Ảnh: Wiki

Tuy nhiên, theo ông Pavel Felgenhauer, một nhà báo quốc phòng uy tín của tờ Novaya Gazeta, dường như phe ly khai không sở hữu hệ thống radar như vậy.

“Họ có thể dễ dàng mắc sai lầm và bắn một máy bay dân dụng dù trên thực tế họ muốn diệt một máy bay vận tải của Ukraina”, AP dẫn nhận định của ông Felgenhauer.

Konstantin Sivkov, giám đốc Viện Các vấn đề địa chính trị của Nga, cho rằng tên lửa Buk “cần phối hợp với các hệ thống nhận dạng mục tiêu như hệ thống định vị radio. Đó mới chính là một hệ thống toàn diện". Ông Sivkov nhấn mạnh phe ly khai chắc chắn không sở hữu hệ thống định vị radio. Nếu thiếu nó, những người vận hành tên lửa sẽ bắn nó mà không hoàn toàn chắc về mục tiêu. 

"Nếu chỉ dựa vào một đốm sáng trên màn hình radar, người vận hành tên lửa không có đủ điều kiện để đưa ra quyết định về mục tiêu", Keir Giles, một chuyên gia về các chương trình của Nga và Á - Âu tại Viện Các vấn đề quốc tế, cho biết. 

Dựa trên thông tin trên mạng xã hội do phe ly khai đăng ngay sau khi máy bay gặp nạn, lực lượng này tin rằng các máy bay dân sự đều tránh khu vực miền đông Ukraina.

Theo nhận định của tướng Robert Latiff, một quan chức về hưu của không quân Mỹ, việc phi cơ Boeing 777 của Malaysia nổ sau khi người điều hành tên lửa không cố gắng nhận diện máy bay là một hành động tội ác. Latiff  nhấn mạnh rằng, các hãng hàng không thương mại thường hoạt động trên các tần số liên lạc công khai, đồng thời phát tín hiệu nhận dạng và cung cấp thông tin về độ cao cũng như tốc độ tới trạm không lưu.

"Có lẽ phe ly khai ở Ukraina không sử dụng hoặc tìm kiếm các thông tin đó ", ông Latiff nói.

Latiff dự đoán hệ thống Buk phát hiện một "máy bay vận tải" lớn ở độ cao 4.500 m và tự động bắn vì người vận hành không muốn lỡ cơ hội. Dường như họ đã không tìm kiếm các dữ liệu bổ sung trước khi khai hỏa.

Một bệ phóng tên lửa Buck của quân đội Nga trong một buổi diễu hành qua Quảng trường Đỏ tại thủ đô Moscow hôm 9/5. Ảnh: AP
Một bệ phóng tên lửa Buck của quân đội Nga. Ảnh: AP
Một bệ phóng tên lửa Buck của quân đội Nga. Ảnh: AP
Một bệ phóng tên lửa Buck của quân đội Nga trong một buổi diễu hành qua Quảng trường Đỏ tại thủ đô Moscow hôm 9/5. Ảnh: AP

Trong khi đó, Edward Hunt, một chuyên gia tư vấn cấp cao của cơ quan tư vấn quốc phòng IHS Jane’s, cho rằng máy bay thương mại không phải là mục tiêu khó khăn đối với những người vận hành hệ thống tên lửa đất đối không.

“Máy bay dân sự thường bay theo đường thẳng. Trong trường hợp nó trở thành mục tiêu, người vận hành cũng không thể biết”, ông Hunt khẳng định.

Theo AP, nếu thảm họa MH17 hôm 17/7 xảy ra do nhận dạng nhầm thì đây cũng không phải trường hợp đầu tiên. Vào năm 1983, hệ thống phòng không của Liên Xô vô tình bắn rơi một máy bay chở khách của hãng hàng không Hàn Quốc Korean Airlines khiến 269 người chết. 5 năm sau, một tàu chiến của Mỹ bắn rơi một máy bay của hãng hàng không Iran Air khiến 290 người chết do những người trên tàu chiến nhầm nó với một máy bay chiến đấu tấn công.

Hồi tháng 10/2001, do nhầm lẫn trong một buổi tập, quân đội Ukraina đã bắn rơi chuyến bay Flight 1812 của hãng hàng không Siberia Airlines trong lộ trình từ Tel Aviv, Israel tới Novosibirsk, Nga, khiến toàn bộ 78 người thiệt mạng.

Bài liên quan

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm