Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Có bao nhiêu tiến sĩ trong bộ máy TP Hà Nội?

Theo thống kê đến năm 2022, Hà Nội có hơn 400 người trong bộ máy có trình độ tiến sĩ.

Trụ sở UBND thành phố Hà Nội. Ảnh: PV.

Thông tin từ TP Hà Nội, theo số liệu cập nhật đến năm 2022 cho thấy thành phố có 7.286 công chức. Trong đó, 84 người có trình độ tiến sĩ, 2.609 người trình độ thạc sĩ, 4.373 người có trình độ đại học, 35 người trình độ cao đẳng, 133 trình độ trung cấp và 52 người trình độ sơ cấp.

Trong số các công chức nói trên, về trình độ ngoại ngữ, có 374 người ở cấp độ đại học, còn lại, 6.912 người ở cấp độ chứng chỉ. Về trình độ tin học, có 265 trường hợp ở cấp độ đại học, còn lại 7.021 trường hợp ở cấp độ chứng chỉ.

Tổng số cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Hà Nội là 9.191 người, trong đó chỉ có 1 người có trình độ tiến sĩ, 828 người có trình độ thạc sĩ, 7.399 người có trình độ đại học. 333 người ở trình độ cao đẳng, 489 người có trình độ trung cấp và 141 người ở trình độ sơ cấp.

Tổng số viên chức của thành phố Hà Nội là 121.291 người. Trong số này, có 317 người có trình độ tiến sĩ, 304 người có trình độ chuyên khoa II, 9.175 người có trình độ thạc sĩ, 1.121 người ở trình độ chuyên khoa I. Số người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn, với 72.897 người (60,1%). Trình độ cao đẳng có 24.817 người, trình độ trung cấp có 11.874 người. 786 người ở trình độ thấp hơn.

Thống kê về trình độ ngoại ngữ của viên chức thành phố Hà Nội cho thấy có 8.364 trường hợp ở cấp độ đại học trở lên. Còn lại, 92.407 trường hợp còn lại ở cấp độ chứng chỉ. Với trình độ tin học, có 5.871 trường hợp ở trình độ trung cấp trở lên, còn lại 97.437 trường hợp ở cấp độ chứng chỉ.

Thành phố Hà Nội nhận định nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh, có tư duy đổi mới sáng tạo, có kiến thức chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, có tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ với công việc được giao và phong cách làm việc khoa học.

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, với cán bộ, công chức thành phố:

Cán bộ lãnh đạo và quản lý: 100% có trình độ đại học, trong đó có trên 40% có trình độ chuyên môn sau đại học.

Cán bộ, công chức: 100% có trình độ đại học, trong đó có 40% có trình độ sau đại học, 100% được chuẩn hoá về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.

Với cán bộ, công chức cấp xã:

Các chức danh chủ chốt: 100% có trình độ đại học, trong đó có 10% có trình độ sau đại học.

Cán bộ, công chức: 100% có trình độ đại học, chuẩn hoá về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác

Với cán bộ, viên chức ngành giáo dục, khoa học và đào tạo, văn hóa và thể thao: 100% cán bộ, viên chức, lãnh đạo, quản lý có trình độ đại học, lý luận chính trị và được đào tạo, bồi dưỡng công tác quản lý ngành, lĩnh vực.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

Hà Nội điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Chiều 23/2, UBND Hà Nội công bố các quyết định về công tác cán bộ, trong đó có cán bộ chủ chốt huyện Hoài Đức, Sở NN&PTNN, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội.

https://tienphong.vn/co-bao-nhieu-tien-si-trong-bo-may-thanh-pho-ha-noi-post1514856.tpo

Trường Phong/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm