Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh: 'Không nên quá nặng lời khi VĐV thất bại'

Sau những ngày thể thao Việt Nam thi đấu không thành công tại ASIAD, tôi thấy cần nói về thái độ ứng xử của chúng ta trước thất bại của VĐV.

Hiến chương của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) có bàn tới fair-play của phong trào thế thao quốc tế. Hiến chương nói rõ ràng fair-play không chỉ dừng lại ở khía cạnh giữa VĐV với nhau.

Việc này cũng không dừng lại ở các vấn đề của trọng tài, hay những người trực tiếp tham gia vào quá trình tập luyện, thi đấu của VĐV, với tinh thần trung thực cao thượng, tôn vinh những nét đẹp của thể thao.

The thao,  VDV,  hy vong vang,  that vong anh 1
Nguyễn Thị Thật không thể mang về HCV như sự kỳ vọng của người hâm mộ. Ảnh: Minh Chiến.

Mà fair-play còn dành cho giới truyền thông và người hâm mộ thể hiện thái độ ứng xử với VĐV. Đây không phải là ý kiến của tôi mà là khuyến cáo từ IOC để góp phần thúc đẩy thể thao thế giới theo xu hướng trung thực, cao thượng và lành mạnh.

Khán giả không nên quá khích khi VĐV thất bại

Fair-play yêu cầu giới truyền thông có thái độ công bằng khi nhìn những vấn đề liên quan đến thể thao, đặc biệt là chuyện thắng và thua. Trên bình diện hữu nghị quốc tế, chúng ta không thể chỉ dành sự ưu ái cho VĐV nước nhà, mà không coi trọng sự nỗ lực, phấn đấu của VĐV các nước khác.

Đương nhiên, với tinh thần dân tộc, chúng ta muốn đội nhà giành chiến thắng, nhưng sự nỗ lực, cố gắng của đội bạn cũng phải được nhìn nhận một cách công bằng. Từ trên khán đài, khán giả cũng không nên có những hành động quá khích như đốt pháo sáng, chửi bới, ném chai lọ, vật lạ xuống sân.

Tôi phải nói là cầu trường bóng đá rất quyết liệt. Tới bây giờ, kỷ niệm tại SEA Games 1997 tại Jakarta vẫn làm tôi nhớ mãi. Khán giả Indonesia thậm chí còn bẻ cả ghế ngồi, đốt, ném xuống sân.

Một trong những người đứng đầu nước bạn phải kêu gọi CĐV bình tĩnh, nhưng mọi thứ không thuyên giảm nhiều. Đó thực sự là một hình ảnh không đẹp.

The thao,  VDV,  hy vong vang,  that vong anh 2
Sự cổ vũ của người hâm mộ rất cần với các vận động viên. Ảnh: Minh Chiến.

Người hâm mộ ứng xử thế nào khi VĐV thi đấu không thành công?

Thế còn với thất bại của một VĐV, chúng ta nên làm gì, phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Việc thắng hay thua trong thể thao phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Trong đó, rõ ràng nhất là khả năng và tinh thần của VĐV đó. Nếu nỗ lực và trình độ không đủ, VĐV thi đấu cực kỳ vất vả.

Thứ hai, chúng ta phải nhìn vào tương quan sức mạnh. Nếu đối thủ quá giỏi và vượt trội thì chúng ta không nên kỳ vọng quá nhiều. VĐV của ta có trình độ không bằng đối thủ thì không thể đòi hỏi phải có HCV. Chúng ta không nên kỳ vọng khi mọi thứ đều yếu hơn đối phương.

Yếu tố tiếp theo là trọng tài. Tôi từng phân tích rằng ở nhiều môn thể thao, kết quả phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá chủ quan của trọng tài nên nhiều lúc không công bằng.

Điều này, tôi xếp chung với sự may mắn. Đó là điều không thể thiếu trong thể thao, nhưng chúng ta cũng không được phụ thuộc. Thứ nữa, ta phải xem xét lại toàn bộ quá trình chuẩn bị, bao gồm kế hoạch, quy hoạch chiến lược, kế hoạch tập huấn thi đấu của các nhà quản lý thể thao.

Chúng ta cũng phải xem xét mức đầu tư của chính phủ cũng như thái độ của chính phủ và chính quyền các cấp đối với thể thao.

Nền tảng để phát triển thể thao thành tích cao phụ thuộc vào kế hoạch và định hướng, cũng như sự đầu tư của nhà nước (từ trung ương tới địa phương) và từ các nguồn xã hội hóa và từ các liên đoàn, hiệp hội thể thao.

Nếu chúng ta muốn có thành tích tốt tại ASIAD 2018 này, sự chuẩn bị phải bắt đầu từ 4 tới 6 năm, thậm chí là 8 năm trước (tương đương với 2 kỳ Á vận hội gần nhất).

Trưởng đoàn Thể thao VN: 'Sai số ở đấu trường ASIAD là bình thường' Sau thất bại của các VĐV trọng điểm, ông Trần Đức Phấn cho rằng rất khó tính toán chính xác thành tích trong thể thao, đặc biệt là đấu trường ASIAD khắc nghiệt.

Việc thành công hay thất bại của một VĐV không chỉ do chính họ, mà còn nhiều yếu tố khác. Chúng ta phải có cái nhìn tổng thể, nhìn nhận những vấn đề cơ bản một cách chính xác. Vì vậy, chúng ta không nên quá nặng lời mà buông lời chỉ trích khi VĐV thất bại hoặc thi đấu không đúng với kỳ vọng.

Đó là ý kiến tôi muốn bày tỏ, sau những phản ứng của người hâm mộ. Tất nhiên, đó không phải lý do để bào chữa cho một loạt các niềm hy vọng không thành công.

Tôi muốn rằng chúng ta phải tìm ra căn nguyên cơ bản, quyết định sự phát triển. Nếu nghiêm túc thì bộ VH-TT&DL cũng như ngành TDTT phải xem xét lại toàn bộ tiến trình trong khoảng 20-30 năm và đưa ra chiến lược phát triển trong 10-15 năm tiếp theo.

Tôi đề nghị mọi người có sự chia sẻ, đặc biệt trong tình huống VĐV không đạt kỳ vọng. Lúc này, chúng ta vẫn còn những VĐV có khả năng tranh chấp huy chương, thậm chí là HCV chưa thi đấu. Chúng ta vẫn nên cầu mong họ chiến thắng chứ đừng tuyệt vọng.

Tôi muốn người hâm mộ cả nước cùng chia sẻ với những nỗ lực của các VĐV, các nhà làm thể thao đang nỗ lực để đem về vinh quang cho thể thao nước nhà. Họ không bao giờ mong phải chịu thất bại để rồi đối mặt với những chỉ trích.

Ánh Viên, Xuân Vinh thất bại, trưởng đoàn thể thao Việt Nam nói gì?

Trưởng đoàn Trần Đức Phấn khẳng định thất bại của Xuân Vinh, Ánh Viên, Nguyễn Thị Thật... là điều bình thường bởi cuộc chiến giành HCV ASIAD luôn vô cùng khốc liệt.

Nguyên trưởng đoàn Nguyễn Hồng Minh

Bạn có thể quan tâm