Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Chuyên gia: Mối quan hệ Việt - Nhật củng cố an ninh, hòa bình khu vực

Chuyên gia nhận định chuyến thăm của Thủ tướng tới Nhật Bản tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác song phương với cả hai nước cũng như an ninh, hòa bình trong khu vực.

Thu tuong Pham Minh Chinh toi Nhat Ban anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản ngày 22-25/11, theo lời mời của người đồng cấp Kishida Fumio.

Thủ tướng Phạm Minh Chính không chỉ là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được chính quyền mới của Nhật mời thăm chính thức, mà còn là một trong những nhà lãnh đạo quốc tế đầu tiên Thủ tướng Kishida gặp trực tiếp, sau khi đảng Dân chủ tự do giành chiến thắng trong tổng tuyển cử Nhật Bản ngày 31/10.

“Chuyến thăm đã đạt được những kết quả rất thực chất và thành công hơn trông đợi”, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường khẳng định với Zing.

Trong khi đó, theo quan sát cá nhân, tiến sĩ Yasuyuki Ishida - chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Nhật Bản - nói Tokyo hiểu rõ các mối quan tâm về địa chính trị và địa kinh tế của Việt Nam hiện nay, và Thủ tướng Kishida đã tiếp đãi Thủ tướng Phạm Minh Chính "rất nồng hậu".

"Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nhật Bản rất thành công, đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước hơn nữa ở nhiều lĩnh vực quan trọng", ông Ishida nói với Zing, thể hiện quan điểm riêng của mình.

Tiến sĩ Ishida cho rằng cả Nhật Bản và Việt Nam đều phải đối mặt với áp lực và thách thức ngày càng tăng trong khu vực. Vì vậy, Nhật Bản và Việt Nam coi nhau là đối tác không thể thiếu, không chỉ về hợp tác an ninh hàng hải mà còn về quan hệ kinh tế như thương mại, đầu tư và cơ chế chuỗi cung ứng.

Cuộc gặp này khẳng định lại tầm quan trọng của quan hệ đối tác song phương, không chỉ có ý nghĩa đối với Nhật Bản và Việt Nam, mà còn cả hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, theo vị chuyên gia người Nhật.

Coi trọng vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế

Chia sẻ với Zing, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường cho rằng việc Thủ tướng Việt Nam là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được chính phủ mới mời sang thăm chính thức thể hiện Nhật Bản coi trọng vị thế của Việt Nam ở trong khu vực và quốc tế.

Ngoài ra, ông Cường nói chính phủ Tokyo mới cũng mong muốn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản bước sang một trang mới.

Đồng nhận định, tiến sĩ Yasuyuki Ishida nhắc lại với nền tảng từ chuyến thăm của cựu Thủ tướng Yoshihide Suga đến Việt Nam năm 2020, cùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Kishi Nobuo hồi tháng 9, ông ấn tượng là cả Nhật Bản và Việt Nam đều coi trọng quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 bên, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và thách thức gia tăng ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Thu tuong Pham Minh Chinh toi Nhat Ban anh 2

Thủ tướng hai nước trong cuộc gặp gỡ báo chí chung sau hội đàm. Ảnh: Nguyên Phúc.

Đối với Nhật Bản, ông Ishida cho biết ưu tiên hàng đầu là hiện thực hóa tầm nhìn khu vực "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Mở (FOIP)" dựa trên luật lệ nhằm hỗ trợ tính trung tâm và thống nhất của ASEAN, cũng như tầm nhìn về Triển vọng ASEAN của nước này.

Nhật Bản phải đảm bảo các lợi ích kinh tế, an ninh trong bối cảnh Trung Quốc hành động quyết đoán, cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Washington.

Vị chuyên gia nhận định Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng trong khu vực đối với tầm nhìn FOIP, về cả địa chính trị lẫn địa kinh tế, bên cạnh hợp tác an ninh hàng hải và quốc phòng để bảo vệ SLOCS (đường biển liên lạc) ở Biển Đông.

Đề cập tới việc nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản, ông Ishida khẳng định điều này có ý nghĩa quan trọng cho mối quan hệ song phương, củng cố vị trí trung tâm, thống nhất của ASEAN, cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới.

Thông điệp mạnh mẽ và xuyên suốt

Tiến sĩ Ishida ấn tượng trước việc Việt Nam đặt kỳ vọng cao với Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực, bao gồm hợp tác an ninh hàng hải và quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư công nghệ, trong đó có tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe.

Trong khi đó, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nhận định suốt chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ và thể hiện cam kết của Việt Nam với Nhật Bản.

“Việt Nam coi trọng quan hệ với Nhật Bản và coi Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu”, ông Cường khẳng định, đồng thời nói thêm dù đang ở giai đoạn phát triển nhất, quan hệ giữa hai bên vẫn có nhiều cơ hội để tăng cường hơn nữa trong tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng.

Vấn đề y tế và phòng chống Covid-19, viện trợ và sản xuất vaccine cũng là lĩnh vực mà Việt Nam và Nhật Bản đề cập hợp tác, theo cựu Đại sứ Cường.

Trong thời gian tới, ông Cường cho rằng thỏa thuận giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ được cụ thể hóa, trong đó có tiềm năng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và khoa học công nghệ rất lớn.

Cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản chú ý rằng lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ra một số ưu tiên cụ thể trong lĩnh vực kinh tế, như mong muốn Nhật Bản tăng cường viện trợ ODA thế hệ mới, tập trung vào lĩnh vực Việt Nam ưu tiên hàng đầu như cơ sở hạ tầng, đường bộ Bắc - Nam, kỹ thuật số...

Thu tuong Pham Minh Chinh toi Nhat Ban anh 3

Hơn 40 văn kiện hợp tác đã được trao, ký kết giữa lãnh đạo các địa phương và nhà đầu tư hai nước. Ảnh: TTXVN.

Với ưu tiên hiện thực hóa FOIP, ông Ishida cho biết hợp tác quốc phòng và an ninh là ưu tiên hàng đầu của cả hai nước để đối phó với các thách thức an ninh hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

“Điểm đáng chú ý là cả hai nước đã trao đổi quan điểm về sự phát triển gần đây của an ninh hàng hải và bày tỏ mối quan tâm chung”, chuyên gia này nói.

Ngoài ra, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, y tế và tiêm chủng là những ưu tiên cấp thiết, nhưng hợp tác quốc phòng, kinh tế kỹ thuật số, giao lưu giữa người dân 2 nước là những lĩnh vực cần thiết trong dài hạn, theo ông Ishida.

Đề cập việc Thủ tướng lựa chọn tỉnh Tochigi là nơi đầu tiên tới thăm trong chuyến công du tới Nhật Bản, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường lý giải thông điệp chung của Thủ tướng là ngoài mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa bộ, ngành, doanh nghiệp của hai bên, Việt Nam cũng mong muốn tăng cường quan hệ với địa phương của Nhật Bản.

Tỉnh Tochigi là địa điểm có nhiều người Việt Nam sinh sống và làm việc, phát triển hài hòa về cả nông nghiệp lẫn công nghiệp.

Trong đoàn có lãnh đạo nhiều địa phương của Việt Nam, bao gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, là đại diện các tỉnh, thành phố có nhiều quan hệ hợp tác với Nhật Bản. Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tochigi.

Qua chuyến thăm, Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp của tỉnh Tochigi và các địa phương khác tăng cường đầu tư ở Việt Nam, ủng hộ việc tỉnh Tochigi và các tỉnh khác tiếp nhận thêm người Việt Nam.

Thủ tướng: 'Việt Nam - Nhật Bản cùng hợp tác, cùng chiến thắng'

Đưa ra nhiều thông điệp để tạo niềm tin cho nhà đầu tư Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói những điều kiện thuận lợi này là cơ sở để 2 nước cùng hợp tác, cùng chiến thắng.

Nhật Bản công bố viện trợ thêm 1,5 triệu liều vaccine cho Việt Nam

Cùng với việc Nhật Bản công bố viện trợ thêm 1,5 triệu liều vaccine cho Việt Nam, hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác trong nghiên cứu, sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19.

Anh 'tien thoai luong nan' hinh anh

Anh 'tiến thoái lưỡng nan'

0

Chiến thắng của ông Donald Trump có khả năng đẩy Anh vào thế tiến thoái lưỡng nan: Ngả theo Mỹ - đồng minh lớn mạnh nhất, hay nghiêng về châu Âu - đối tác thương mại lớn nhất?

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm