Trong thời điểm giá cả tăng cao gây tác động mạnh mẽ đến người lao động, thiếu sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, người lao động sẽ gặp khó khăn trang trải cuộc sống, gắn bó với công việc. Dưới đây là một số dự đoán tác động của bão giá đến doanh nghiệp, qua góc nhìn chuyên gia.
Công nhân nghỉ việc hoặc năng suất lao động giảm
Theo thống kê, riêng quý I năm nay có 208.000 lượt rút bảo hiểm xã hội một lần. Đi qua đại dịch, cơn bão giá lại khiến nhóm lao động phổ thông (phần lớn là nhập cư) lao đao. Theo nhiều chủ doanh nghiệp, trong thời gian qua, bão giá khiến nhiều công nhân lâu năm bỏ phố về quê. Điều này gây ra vấn đề khó khăn cho nhà máy, vì họ đều là những công nhân lành nghề.
Nhiều người rút bảo hiểm xã hội một lần. |
Thời điểm giá cả leo thang cũng là lúc người lao động cần sự hỗ trợ từ doanh nghiệp nhất. “Phao cứu sinh” kịp thời từ doanh nghiệp sẽ làm gia tăng lòng tin, sự gắn kết đội ngũ.
TS Tô Hoài Nam - Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam, thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia - nhìn nhận mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động không giới hạn theo giờ, ca hay trong phân xưởng. Sinh kế đi liền chất lượng cuộc sống và ngược lại. Thực tế chứng minh khi người lao động ổn định cuộc sống, hài lòng, tin tưởng thì năng suất làm việc sẽ tăng.
“Tuy vậy, chưa nhiều doanh nghiệp chủ động hỗ trợ người lao động trong cuộc sống. Đó nên là một phần của các chương trình trách nhiệm xã hội - xu hướng quản trị tại nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như trên thế giới hiện nay”, ông nói thêm.
TS Tô Hoài Nam chia sẻ từ góc nhìn lợi ích của cả doanh nghiệp và người lao động. |
Giải pháp đánh trúng tâm lý người lao động
Khó khăn cũng là cơ hội. Hai năm đại dịch khiến chúng ta nhìn lại chính sách an sinh, tìm tòi thêm sáng kiến nhân sự. Nhiều giải pháp kết hợp tài chính - công nghệ - phúc lợi, vừa hỗ trợ người lao động, vừa không tạo gánh nặng cho doanh nghiệp đã xuất hiện trên thị trường.
Trong số đó, Ủy ban Quan hệ Lao động đã nghiên cứu giải pháp chi lương linh hoạt. Đây là mô hình nhận lương tức thì qua ứng dụng điện thoại. Doanh nghiệp chỉ cần hoàn ứng cho ứng dụng vào cuối tháng. Như vậy, nhu cầu trang trải sinh hoạt phí của người lao động được đáp ứng kịp thời, mà doanh nghiệp không chịu áp lực dòng tiền.
Mô hình này đã được triển khai trong nước 2 năm qua, tiêu biểu là ứng dụng Vui App đồng hành cùng Hiệp hội DNNVV Việt Nam đã phục vụ xấp xỉ 80.000 lao động cả nước.
“Xây dựng phúc lợi trên nền tảng tiền lương là cách làm bền vững. Thay đổi cách trả lương kịp thời, thường xuyên hơn sẽ là lợi thế cạnh tranh lao động trong thị trường hiện nay” - TS Tô Hoài Nam chia sẻ.
Bình luận