Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyên gia cảnh báo thế giới cần chuẩn bị để sống cùng Covid-19

Một giáo sư virus hàng đầu thế giới đã cảnh báo Trung Quốc cần xây dựng hệ thống giám sát quốc gia để theo dõi các biến chủng Covid-19 trong dài hạn.

“Trung Quốc nên thiết lập một mạng lưới giám sát và có khả năng dự đoán cũng như chuẩn bị cho các đợt bùng phát tiềm tàng. Bạn không thể nói tôi không biết khi có dịch”, Quản Triệt, giáo sư virus học tại đại học Hong Kong, nói trong một cuộc phỏng vấn với quỹ CUSPEA có trụ sở tại Trung Quốc.

He thong giam sat Covid-19 anh 1

Giáo sư Quản Triệt là một trong những nhà vi sinh vật học hàng đầu thế giới. Ảnh: CWH.

Khi có hệ thống theo dõi, các nhà khoa học mới có thể phát hiện đột biến vào thời điểm thích hợp và quyết định những đột biến nào cần được chú ý. Mạng lưới giám sát cần phải được đầu tư dài hạn và có sự hợp tác với các cơ quan quốc tế, theo SCMP.

Ông cũng nhấn mạnh cần có một tiêu chuẩn trên quy mô toàn cầu để xác định các chủng đột biến lớn. Từ đó, các công ty dược phẩm có thể phát triển thuốc và vaccine.

Ông cũng cảnh báo: “Rất có thể Covid-19 sẽ trở thành mầm bệnh phổ biến trong thời gian dài. Đó sẽ là một thách thức rất lớn đối với nhân loại”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chính quyền Trung Quốc và các nhà nghiên cứu đã theo dõi sự phát triển của Covid-19 từ tháng 1/2020.

Bốn biến chủng Covid-19 đã được WHO gắn mác “đáng lo ngại trên toàn cầu”. Những biến chủng này có tốc độ lây nhiễm nhanh và nguy hiểm hơn virus gốc. Đồng thời, một số biến chủng có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine và các phương pháp điều trị.

Hệ thống Giám sát và Ứng phó với Cúm toàn cầu của WHO có cơ sở hạ tầng và chuyên môn để giám sát các loại virus đường hô hấp. Ông Quản cho rằng một hệ thống tương tự nên được thành lập để theo dõi Covid-19.

“Bây giờ mọi người đang đổ xô phát triển các phương pháp điều trị mà không có một tiêu chuẩn cơ bản. Khi một biến chủng chính được phát hiện, việc xác định vaccine và thuốc chữa trị sẽ dễ dàng hơn”, ông nhận định từ phòng thí nghiệm của mình ở Đại học Sán Đầu.

“Trung Quốc cần phải cân nhắc các tiêu chuẩn và năng lực sản xuất trước tiên vì thế giới vẫn đang vật lộn để sản xuất đủ vaccine Covid-19. Cần có thời gian để nghiên cứu, sản xuất và phân phối vaccine. Chúng ta cần chuẩn bị vaccine cho những năm sau. Nếu không bắt kịp tốc độ đột biến của virus, tỷ lệ bảo vệ của vaccine sẽ giảm xuống rất nhiều”, ông nói thêm.

Các nhà phát triển vaccine và các cơ quan y tế trên khắp thế giới đã và đang thử nghiệm nhiều loại vaccine nhằm chống lại các biến chủng mới.

Một phân tích của Public Health England cho thấy vaccine Pfizer-BioNTech và Oxford-AstraZeneca có hiệu quả hơn 90% trong việc chống lại biến chủng Delta. Trong khi đó, một công ty tại Brazil cho biết vaccine Sinovac có thể đối phó với biến thể Alpha và Beta nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Hàng loạt thi thể trên bờ cát có thể bị trôi xuống sông Hằng Sông Hằng đã bị ô nhiễm ở mức độ đáng báo động trong nhiều năm qua. Làn sóng Covid-19 thứ 2 tại Ấn Độ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Hơn 4 triệu người đã chết vì Covid-19

Theo thống kê của Reuters, số người chết vì Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt ngưỡng 4 triệu vào ngày 17/6. Mỹ hiện là quốc gia có nhiều trường hợp tử vong do Covid-19 nhất.

Mỹ chi 3,2 tỷ USD để tìm thuốc đặc trị Covid-19

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo kế hoạch chi 3,2 tỷ USD để đẩy nhanh quá trình phát triển thuốc kháng virus điều trị Covid-19 và các mối đe dọa tương lai.

Tuấn Đạt

Bạn có thể quan tâm