Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện gì đã xảy ra giữa Elon Musk và Sam Altman khi thành lập OpenAI

Các email trong vụ kiện của Musk chống lại OpenAI đã phơi bày những khó khăn ban đầu mà công ty khởi nghiệp này đã gặp phải.

Cuộc đối đầu giữa hai nhà lãnh đạo OpenAI. Ảnh: Reuters.

Giữa Microsoft và OpenAI tồn tại mối quan hệ đối tác phi cạnh tranh, hay thực tế OpenAI đã từ bỏ sứ mệnh ban đầu là chống độc quyền AI của Google, trở thành một “công ty con” của Microsoft. Đó là những thông tin đi kèm trong những email được công bố bởi Elon Musk như một phần của vụ kiện mà ông đã đệ trình chống lại hai công ty ấy.

Vấn đề xảy ra sau khi Musk giành được vị trí CEO. Altman quyết định giữ bí mật các công nghệ AI tiên tiến của OpenAI, với lý do rằng chúng quá nguy hiểm để công khai. Điều này khiến Musk phẫn nộ, dẫn đến việc ông rời khỏi hội đồng quản trị của OpenAI để thành lập đối thủ cạnh tranh riêng của mình, xAI.

Sau khoảng thời gian dài thành lập, cả OpenAI và xAI đều có vốn đầu tư khủng. Elon Musk đang đưa đang đưa cuộc chiến ra tòa, trong một cuộc đua mà cả hai đều cho rằng là không thể tránh khỏi của công nghệ máy tính.

Cạnh tranh nhân tài khốc liệt

OpenAI được thành lập với mục tiêu là phát triển trí tuệ nhân tạo vì lợi ích của nhân loại và nhấn mạnh việc sử dụng an toàn. Ban đầu mục tiêu này khó đạt được vì chịu nhiều cạnh tranh về mặt chiêu mộ nhân tài.

Năm 2015, OpenAI được biết đến với cái tên YC AI, hoạt động trong quỹ đầu tư Y Combinator, nơi Altman giữ chức chủ tịch và đã tận dụng mạng lưới để thu hút các nhà nghiên cứu và nguồn tài chính. Trong khi đó, Musk đề xuất cam kết 1 tỷ đô la và đề nghị tự bỏ tiền túi để đảm bảo sự cạnh tranh của công ty.

Tuy vậy, OpenAI vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút nhân tài. Để ứng phó, đội ngũ Altman đã đưa ra các gói đãi ngộ hấp dẫn, bao gồm mức lương cơ bản 175.000 USD, cổ phần và lợi ích từ các công ty của Y Combinator, với mục tiêu tập hợp một đội ngũ cốt lõi từ bảy đến mười nhà nghiên cứu ưu tú, trở thành "Dự án Manhattan trong lĩnh vực AI".

Với việc đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ phòng thí nghiệm AI Google Deepmind, Musk buộc phải tiếp tục phê duyệt việc tăng lương đáng kể. Ông cũng mô tả sự tiến bộ vượt bậc của Deepmind là một trong các nguyên nhân gây "căng thẳng tinh thần cực độ” cho mình.

Musk doi dau Altman anh 1

Demis Hassabis, CEO của Google Deepmind. Ảnh: Google Deepmind.

Vào đầu năm 2016, gói đãi ngộ của OpenAI trở nên cạnh tranh hơn. Nhờ vậy, tổ chức này đã có thể thu hút được những tài năng hàng đầu, bao gồm các nhà nghiên cứu như Ilya Sutskever, người đã từ chối những mức lương cao hơn để gia nhập.

Chế độ "độc tài trí tuệ nhân tạo"

Không lâu sau, căng thẳng đã xảy ra giữa các nhà lãnh đạo tại đây.

Vào tháng 8/2017, khi tổ chức chuẩn bị cho vòng gọi vốn lớn đầu tiên, các thành viên chủ chốt Greg Brockman và Ilya Sutskever đã bày tỏ lo ngại về khả năng mất cân bằng quyền lực nếu Elon Musk đảm nhận vai trò CEO. Musk cảm thấy bị xem thường với bình luận này, đề nghị họ có thể thành lập công ty riêng nếu không hài lòng với hướng đi của OpenAI.

Một tháng sau, mối lo ngại của Brockman và Sutskever ngày càng được nâng cao. Họ đã gửi một email cảnh báo về khả năng chiếm kiểm soát tuyệt đối của Musk. Sau một cuộc trao đổi căng thẳng, Musk đã đe dọa sẽ ngừng tài trợ cho OpenAI trừ khi có cam kết rõ ràng từ phía lãnh đạo.

Mặc sự đe doạ, Altman vẫn kiên định với cấu trúc phi lợi nhuận của OpenAI. Đầu năm 2018, Musk ngày càng thất vọng với tiến trình của OpenAI và khả năng cạnh tranh của công ty với DeepMind của Google.

Ông đã tự đề xuất trở thành người kiểm soát chính của công ty, nhưng đã bị ban lãnh đạo từ chối. Chẳng bao lâu sau, Musk đã từ chức khỏi hội đồng quản trị của OpenAI, ngừng tài trợ cho công ty nhưng vẫn tiếp tục ở lại với vai trò cố vấn.

Việc một nhà đầu tư lớn rời đi đã đẩy OpenAI vào tình thế nguy hiểm. Vì thế năm 2019, công ty đã áp dụng một cấu trúc mới: công ty sẽ kiếm được lợi nhuận (có giới hạn), và sẽ được kiểm soát bởi một tổ chức phi lợi nhuận.

Mô hình mới này ngay vòng gọi vốn ban đầu đã thu hút 130 triệu USD từ các nhà tài phiệt như Reid Hoffman hay Vinod Khosla, và giảm sự phụ thuộc của OpenAI vào Musk. Vào tháng 3/2019, Musk đã làm rõ quan điểm của mình về cấu trúc mới, khẳng định rằng ông không có lợi ích tài chính nào trong đó và đã được Altman công nhận.

Musk doi dau Altman anh 2

Microsoft là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI. Ảnh: New York Times.

Ảnh hưởng của OpenAI và cuộc đối đầu giữa Elon Musk và Sam Altman đóng vai trò lớn trong sự phát triển của công nghệ AI. Cuối cùng, Altman đã chiến thắng, củng cố quyền kiểm soát gần như tuyệt đối đối với OpenAI.

Tuy nhiên, Musk cũng có tham vọng của riêng mình, đó là làm suy yếu danh tiếng của Altman, đồng thời định vị mình là người lãnh đạo xứng đáng trong việc phát triển AGI. Vụ kiện pháp lý của Musk chống lại OpenAI và Microsoft chủ yếu cáo buộc Altman đạo đức giả, nhấn mạnh ông ta sẽ làm bất cứ điều gì để đạt được mục tiêu mình muốn.

Những câu hỏi chúng ta phải đối mặt trong thế giới AI

Chúng ta có rất nhiều câu hỏi về thế giới AI, mà đó đều là những nghi hoặc không dễ có ngay đáp án.

Cuốn sách Thời đại AI - Và tương lai loài người chúng ta trình bày cách AI làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tri thức, chính trị và xã hội. Mục tiêu tối thượng của cuốn sách này là giải thích về AI và cung cấp cho độc giả những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới lẫn bộ công cụ để bắt đầu trả lời chúng.

Nhật Tường

Bạn có thể quan tâm