Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán thoát thua

VN-Index tránh được một phiên điều chỉnh nhờ lực kéo cuối giờ của các cổ phiếu trụ. Chỉ số giằng co và thể hiện sự cân bằng ở mốc 1.270 điểm.

VN-Index cắt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp. Ảnh: Phương Lâm.

Sau 4 phiên điều chỉnh liên tiếp, chỉ số VN-Index phát tín hiệu cân bằng ở mốc 1.270 điểm. Xuyên suốt phiên 8/10, chỉ số chính chỉ biến động quanh mốc hỗ trợ này với biên độ hẹp.

Dòng tiền nhập cuộc tích cực hơn khi thể hiện nhiều nỗ lực kéo chỉ số. Tuy nhiên, việc tâm lý thất vọng của nhà đầu tư "nguôi ngoai" khiến nguồn cung gây nhiều áp lực lớn.

Sự giằng co giữa 2 phe mua và bán đẩy giá trị giao dịch trên thị trường tăng cao. Thanh khoản trên cả 3 sàn phục hồi 31% từ mức nền thấp lên gần 18.000 tỷ đồng.

Kết phiên, VN-Index tăng 2,05 điểm (+0,16%) lên 1.271,98 điểm nhờ nhịp kéo muộn màng vào những phút giao dịch cuối cùng. Mặt khác trên sàn Hà Nội, HNX-Index ngược chiều giảm 0,94 điểm xuống 231,52 điểm còn UPCom-Index giảm 0,02 điểm (-0,02%) xuống 92,45 điểm.

Tình trạng phân hóa vẫn xuất hiện ở hầu hết nhóm cổ phiếu. Toàn thị trường ghi nhận 356 mã tăng (gồm 15 mã tăng trần), 920 mã giữ tham chiếu và 332 mã giảm (gồm 16 mã giảm sàn).

Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 có diễn biến phân hóa tương tự với 14 mã tăng, 4 mã giữ tham chiếu và 12 mã giảm. Chỉ số đại diện rổ tăng nhẹ 0,3% lên 1.339 điểm.

chung khoan hom nay,  co phieu loc troi anh 1

VN-Index nhận được sự hỗ trợ tại mốc 1.270 điểm. Ảnh: TradingView.

Phiên hôm nay chứng kiến nhóm LPB (+4,9%), HPG (+2,1%), VNM (+1,6%), TCB (+1%), VHM (+1%), HDB (+1,3%), GVR (+0,7%), VPB (+0,5%), BMP (tăng trần) và MSN (+0,5%) tham gia kéo chỉ số chính.

Mặt khác, các cổ phiếu trụ do VCB (-0,5%) dẫn đầu gồm MWG (-1,7%), BID (-0,3%), GAS (-0,4%), SAB (-0,7%), MSB (-1,5%), FPT (-0,2%), PLX (-0,7%), SHB (-0,9%), SSI (-0,7%) gây áp lực ở chiều bên kia.

Nhóm chứng khoán ghi nhận dòng tiền rút lui đồng thuận ở nhiều cổ phiếu, điển hình như MBS (-5,3%), VCI (-0,8%), VND (-0,6%), SHS (-1,9%), HCM (-1,6%), BSI (-3%), VDS (-3,3%), CTS (-1,8%), BVS (-2,5%).

Nhóm bán lẻ, bán buôn cũng có giao dịch tiêu cực, ngoài các mã kể trên còn có DGW (-1,7%), PNJ (-0,6%), TNG (-2,4%).

Dòng tiền ngoại tiếp tục rút khỏi thị trường phiên thứ 3 liên tiếp với quy mô 334 tỷ đồng, chủ yếu chốt lời các mã MWG (-120 tỷ đồng), STB (-64 tỷ đồng), BMP (-62 tỷ đồng), VPB (-48 tỷ đồng).

Ngược lại, các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh gom HPG (+127 tỷ đồng), TCB (+121 tỷ đồng), LPB (+83 tỷ đồng).

'Đại gia phố núi' cam kết cổ phiếu sẽ không bị hủy niêm yết

Ông Nguyễn Tường Cọt, Tổng giám đốc Đức Long Gia Lai, khẳng định kết quả kinh doanh năm 2024 sẽ không còn ý kiến ngoại trừ của kiểm toán, từ đó giúp cổ phiếu không bị hủy niêm yết.

Thị phần môi giới chứng khoán của nhiều 'ông lớn' chạm đáy

Loạt công ty chứng khoán lớn như VPS, SSI, TCBS, VNDirect ghi nhận thị phần môi giới thu hẹp trong quý III/2024. Một số nhà môi giới còn chứng kiến thị phần chạm đáy nhiều năm.

Chứng khoán giảm 4 phiên liên tiếp, thanh khoản chạm đáy 1 tháng

VN-Index có phiên đi lùi thứ 4 liên tiếp trong ngày 7/10. Giá trị giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt 13.500 tỷ đồng, mức thấp nhất 1 tháng qua.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm