Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên cuối tuần 6/9 tiếp tục diễn biến lình xình quanh tham chiếu với xu hướng đi xuống. Đến cuối phiên sáng và đầu phiên chiều, nguồn cung áp đảo đưa chỉ số giảm xuống sát mốc 1.260 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số bất ngờ được kéo mạnh vào phần còn lại của phiên chiều khi dòng tiền nhập cuộc tập trung tại các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Kết phiên, VN-Index tăng ngược dòng 5,75 điểm (+0,45%) lên 1.273,96 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index vẫn giảm nhẹ 0,31 điểm (-0,13%) xuống 234,65 điểm còn UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,11%) xuống 93,37 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường duy trì ở mức thấp và giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với hôm qua xuống 17.000 tỷ đồng.
Thị trường phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngành với tổng cộng 257 mã tăng (gồm 26 mã tăng trần), 851 mã giữ tham chiếu và 392 mã giảm (gồm 30 mã giảm sàn).
Riêng rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 đóng góp 22 mã tăng, 2 mã đứng giá và 6 mã giảm. Lượng mã tăng áp đảo giúp chỉ số đại diện rổ này tích lũy thêm 0,5% lên mốc 1.315 điểm.
Nhóm dẫn dắt thị trường đóng góp hơn 5 điểm hôm nay là tập hợp các mã bluechip gồm BID (+1,2%), MSN (+2,6%), CTG (+1,4%), GVR (+1,8%), HPG (+1,4%), FPT (+1,2%), GAS (+1%), VNM (+0,9%), VPB (+0,8%) và PLX (+2%).
Chiều ngược lại, rào cản chủ yếu đến từ các mã như VIC (-0,9%), SSB (-2,7%), HDB (-0,7%), HVN (-0,9%), SAB (-0,5%), EIB (-0,8%), GMD (-1%), VHC (-1,5%), DIG (-1,8%) và PDR (-1,1%).
Phiên hôm nay chứng kiến sự hồi phục nhẹ của một số cổ phiếu đã có quãng thời gian dài điều chỉnh thời gian qua.
Điển hình ở nhóm thép có HPG (+1,4%), HSG (+0,2%), NKG (+0,7%). Tuy nhiên, so với mức cao nhất năm nay, thị giá HPG đã giảm 15% còn NKG và HSG cùng giảm 23%.
Sau giai đoạn đi lên vào đầu năm nhờ hưởng lợi từ sự hồi phục chung của kinh tế trong và ngoài nước, giá cổ phiếu thép đang phải chịu áp lực nặng nề từ tình trạng dư cung thép Trung Quốc. Bên cạnh đó, xu hướng giá thép thế giới giảm sâu cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước.
Cùng nhóm nguyên vật liệu, cổ phiếu hóa chất, cao su cũng bật tăng mạnh mẽ với DPM (+3,4%), DCM (+2,3%), LAS (+0,8%), BFC (+1,5%), NTP (+3,1%).
Trong khi đó, nhóm bất động sản phân hóa mạnh. Dòng tiền chốt lời khiến một số cổ phiếu như DIG (-1,7%), PDR (-1,1%), DXG (-1%), CEO (-1,2%), KDH (-0,4%), TCH (-0,3%) điều chỉnh với biên độ lớn.
Khối ngoại mạnh tay mua vào phiên hôm nay, qua đó đưa giá trị mua ròng lên 135 tỷ đồng. Trong đó, tiền ngoại chủ yếu tìm đến FPT (+200 tỷ đồng), CTG (+102 tỷ đồng), VNM (+77 tỷ đồng).
Mặt khác, VHM bị bán 369 tỷ đồng, HDB (-45 tỷ đồng), VCI (-35 tỷ đồng).
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Khối ngoại 'quay xe' gom cổ phiếu Vinhomes trở lại
Cổ phiếu VHM (Vinhomes) trước đó liên tục dẫn đầu danh sách bán ròng của khối ngoại từ đầu năm, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng đảo chiều giao dịch cổ phiếu này.
Cổ phiếu bất động sản gánh thị trường
Trong khi các nhóm ngành đều chìm trong sắc đỏ, nhóm bất động sản trở thành điểm "trú chân" của nhà đầu tư. Dòng tiền tập trung ở các mã vốn hóa lớn như VHM, VRE, PDR, DXG, NVL.
Ngân hàng rao bán loạt tài sản của 'đại gia' xăng dầu Ninh Bình
Phần lớn tài sản bị mang ra đấu giá là bất động sản tại tỉnh Hòa Bình và TP Ninh Bình, thuộc sở hữu của Công ty TNHH Trung Linh Phát.