Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán mất điểm kỷ lục, đại gia Việt đánh rơi trăm tỷ

Chỉ 13 mã tăng trên tổng số gần 300 cổ phiếu niêm yết, sàn giao dịch TP HCM có lúc ghi nhận một trong những phiên giảm điểm lớn nhất lịch sử trước áp lực bán tháo của nhà đầu tư.

Đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên của tuần cuối tháng 8, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận một trong những phiên mất điểm kỷ lục khi sàn TP HCM giảm gần 30 điểm, còn sàn Hà Nội lùi hơn 4,5 điểm. Toàn thị trường có hơn 230 triệu cổ phiếu được sang tay, tương ứng hơn 3.600 tỷ đồng chuyển nhượng, thị trường chứng khoán kéo dài chuỗi ngày ảm đạm trong suốt một tháng với chỉ 5 phiên ít ỏi chốt phiên bằng màu xanh trên bảng chỉ số.

Lực bán sàn xuất hiện trên gần 30% cổ phiếu, trong đó có hàng loạt blue-chip như BVH, CTG, GAS, MSN. Lượng dư bán sàn và áp sàn của nhiều cổ phiếu thậm chí lên tới hàng triệu đơn vị. 

Số dư bán sàn, áp sàn tại FLC là gần 4,3 triệu, DXG 1,05 triệu, CII gần 2,8 triệu, FIT hơn 7 triệu. Cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai cũng có lượng dư bán sàn lên tới 1,1 triệu đơn vị, dù trong phiên, gần 2,9 triệu chứng khoán của mã này đã được sang tay.

Những thông tin về biến động tỷ giá và lãnh đạo ngân hàng khiến nhà đầu tư ồ ạt bán tháo chứng khoán. Ảnh: Anh Tuấn.
Những thông tin về biến động tỷ giá và lãnh đạo ngân hàng khiến nhà đầu tư ồ ạt bán tháo chứng khoán. Ảnh: Anh Tuấn.

Suốt phiên sáng và phiên chiều, chỉ số Vn-Index luôn rơi dưới 11 điểm, dù lượng giao dịch buổi sáng khá ít ỏi do bên mua liên tục ép giá sàn. Cho đến 11h, việc hàng loạt mã cổ phiếu dẫn dắt thị trường nằm trong nhóm ngân hàng, bất động sản như CTG, KBC, FLC, ITA hay HAG... rơi hết biên độ đã khiến sàn TP HCM mất mốc 530 điểm. 

Hồi phục nhẹ trong phiên chiều khi có lúc đã tăng thêm gần 5 điểm sau mức chốt buổi sáng nhưng càng về cuối, Vn-Index càng mất động lực tăng khi áp lực bán tháo ồ ạt hơn. Sàn Hà Nội có trên 200 mã mất điểm, còn sàn TP HCM ghi nhận 249 mã giao dịch dưới giá tham chiếu.

Bước vào giao dịch thỏa thuận cuối ngày, các chỉ số chứng khoán được cải thiện hơn. Tuy nhiên, nhóm 30 cổ phiếu dại diện cho sàn TP HCM chỉ ghi nhận một mã tăng giá duy nhất là EIB. Trước đó, trong những ngày cuối tuần, thông tin về việc Chủ tịch Lê Hùng Dũng không bị bắt, ngân hàng này không chịu quy chế giám sát đặc biệt đã khiến nhu cầu đầu tư vào mã này phục hồi.

Sự sụt giảm của thị trường cũng tác động tới nhiều cổ đông của các doanh nghiệp lớn. Chỉ trong vòng 5 phiên, giá HAG giảm khoảng 2.100 đồng, tương đương 12,7%. Cổ phiếu FLC từ mức 7.600 đồng một đơn vị nay chỉ còn 6.400 đồng. 

Sự sụt giảm giá chứng khoán cũng khiến tài sản trên sàn của bầu Đức mất 347,7 tỷ đồng trong phiên này. Trong khi đó, ông chủ Tập đoàn Hòa Phát (HPG) Trần Đình Long cũng giảm 387 tỷ đồng tài sản.

Dù Chủ tịch KBC là ông Đặng Thành Tâm đã có thông cáo trấn an cổ đông về tình hình kinh doanh của công ty, nhưng cổphiếu của doanh nghiệp này vẫn có phiên giảm giá thứ 10 liên tiếp. Từ 15.700 đồng, KBC hiện còn 12.000 đồng, mất 24% thị giá.

Ông Đặng Thành Tâm gửi thông cáo trấn an cổ đông

Giá cổ phiếu giảm 20% khiến Chủ tịch Kinh Bắc phải ra thông cáo, cho biết tình hình doanh nghiệp ổn định, và cá nhân vị này sẽ mua tới 5 triệu cổ phiếu trong vòng một tháng tới.

Hạ Minh

Bạn có thể quan tâm