Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán lại hụt hơi

Thanh khoản giảm sâu trước diễn biến tiêu cực của VN-Index. Riêng giá trị giao dịch trên HoSE giảm gần 20% xuống còn 16.200 tỷ đồng.

VN-Index rung lắc do áp lực từ các bluechip. Ảnh: Việt Linh.

Áp lực chốt lời bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn trong phiên giao dịch chứng khoán Việt Nam ngày 10/5 khi VN-Index tiến đến mức kháng cự 1.250 điểm. Dù mở cửa trong sắc xanh, VN-Index không thể trụ vững quá lâu và bị kéo tụt xuống dưới tham chiếu ngay sau đó.

Sau nhịp lao dốc vào cuối phiên sáng, chỉ số chính rung lắc dữ dội khi phe mua cố thu hẹp đà điều chỉnh. Tuy nhiên, sự thận trọng của dòng tiền khiến những nỗ lực này trở nên bất thành.

Kết phiên, VN-Index giảm 3,94 điểm (-0,32%) xuống 1.244,7 điểm; HNX-Index tăng 1,1 điểm (+0,47%) lên 235,68 điểm; UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,2%) xuống 91,72 điểm. Thanh khoản toàn thị trường giảm sâu xuống còn hơn 19.000 tỷ đồng.

Sắc đỏ bao phủ rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 với 22 mã giảm, 4 mã giữ tham chiếu và 4 mã tăng. Trong đó, nhóm ghì chân chỉ số bao gồm những cổ phiếu trụ như VCB (-0,5%), VHM (-1,5%), BID (-0,9%), VPB (-1,3%), VIC (-0,9%), GAS (-0,8%), HVN (-2,4%), BCM (-1,7%), MSN (-0,8%), VRE (-1,5%).

Chiều ngược lại, nhóm bảo vệ trụ được phân bố khá tản mác, từ các đại diện nhóm công nghệ như FPT (+0,5%), CMG (+6,3%); nhóm bất động sản như PDR (+3,7%), DIG (+1,8%), TCH (+2,2%); nhóm chăn nuôi như DBC (+6,2%) hay tài chính như ACB (+0,4%), SSI (+0,7%).

chung khoan hom nay anh 1

VN-Index giảm phiên thứ 2 liên tiếp xuống 1.244 điểm. Ảnh: TradingView.

Trái ngược với hôm qua, nhóm cổ phiếu chứng khoán đã phục hồi trở lại. Tuy nhiên, biên độ tăng tương đối hạn chế so với nhịp điều chỉnh của phiên trước đó, điển hình VND (+0,9%), HCM (+0,7%), SHS (+1%), MBS (+1%), FTS (+0,8%).

Tương tự, cổ phiếu chế biến thủy sản diễn biến tiêu cực sau nhịp tăng trước đó, các mã đầu ngành có mức giảm sâu như VHC (-1,9%), ANV (-1,6%), ASM (-0,8%), IDI (-1,7%), FMC (-1,4%).

Ở giao dịch khối ngoại, đà bán ròng được thu hẹp xuống còn hơn 400 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu VHM vẫn dẫn đầu danh mục với 179 tỷ đồng, kế đó là DGC (-61 tỷ đồng), VPB (-52 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh gom MWG (+70 tỷ đồng), TCB (+61 tỷ đồng), PVT (+48 tỷ đồng).

Khối ngoại bán thêm cả nghìn tỷ đồng cổ phiếu Vinhomes

Khối ngoại tiếp tục bán thỏa thuận 1.105 tỷ đồng giá trị cổ phiếu VHM, qua đó nâng tổng giá trị bán thỏa thuận trong 2 ngày gần nhất lên gần 2.000 tỷ đồng.

Khối ngoại 'sang tay' gần 900 tỷ đồng cổ phiếu Vinhomes

Cổ phiếu VHM của Vinhomes bị khối ngoại bán thỏa thuận gần 900 tỷ đồng. Động thái diễn ra trong bối cảnh thị giá cổ phiếu VHM vẫn dao động quanh vùng thấp nhất kể từ đầu năm.

Cổ phiếu Novaland 'nằm sàn' sau tin liên quan dự án Aqua City

Cổ phiếu NVL của Novaland giảm kịch sàn sau khi xuất hiện thông tin Công an TP.HCM yêu cầu cung cấp hồ sơ về khu đô thị Aqua City.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm