Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán châu Á tăng điểm

Tín hiệu mới về thoả thuận trần nợ công tại Mỹ giúp giới đầu tư giảm bớt lo ngại, kéo thị trường chứng khoán châu Á bật tăng trong phiên giao dịch hôm nay (18/5).

Thị trường chứng khoán châu Á bật tăng trước thông tin liên quan tới trần nợ của Mỹ. Ảnh: Reuters.

Theo Investing, hầu hết thị trường chứng khoán tại châu Á đều ghi nhận xu hướng bật tăng trong phiên giao dịch diễn ra hôm nay(18/5), hưởng lợi từ đà tăng của Phố Wall, trong bối cảnh các nhà đầu tư lạc quan về kịch bản trần nợ của Mỹ sẽ được gia tăng.

Trên thị trường chứng khoán Nhật bản, lợi nhuận của Tập đoàn Sony tăng cao đã giúp giá cổ phiếu nhà sản xuất điện tử này tăng vọt, đẩy chỉ số Nikkei lên mức cao nhất 20 tháng.

Cụ thể, chỉ số Nikkei đã tăng 1,5%, được hỗ trợ chủ yếu từ mức tăng gần 6% của cổ phiếu Sony Corp sau thông tin công ty này đang xem xét một công ty con tiềm năng và tách mảng dịch vụ tài chính thành công ty riêng lẻ Sony Financial Group để niêm yết thị trường trong 2-3 năm tới.

Cán cân thương mại của Nhật Bản giảm mạnh hơn dự kiến cũng giúp hỗ trợ tâm lý thị trường, kéo chỉ số Nikkei có chuỗi tăng điểm sang phiên thứ 6 liên tiếp. Tính trong 3 tháng đầu năm, chỉ số chứng khoán này đã vượt xa các chỉ số khác ở thị trường châu Á, được hỗ trợ bởi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, khả năng phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản và tín hiệu ôn hoà từ ngân hàng trung nước nước này.

Các thị trường cổ phiếu lớn khác tại châu Á cũng ghi nhận xu hướng tăng điểm hôm nay.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia mức tăng tại các thị trường châu Á vẫn đang bị kìm hãm bởi sự thận trọng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế khu vực chậm lại, đặc biệt là ở Trung Quốc.

Chỉ số Shanghai Shenzhen CSI 300 và Shanghai Composite của Trung Quốc hôm nay lần lượt tăng nhẹ 0,4% và 0,8%, chấm dứt hai ngày giảm liên tiếp sau chuỗi các chỉ số kinh tế yếu kém từ nước này.

Dữ liệu gần đây cho thấy sự phục hồi kinh tế sau Covid-19 ở Trung Quốc đang yếu dần, điều này không tốt cho các thị trường châu Á với mức độ giao dịch thương mại lớn với quốc gia này.

Tuy nhiên, đà tăng của cổ phiếu công nghệ cũng đang hỗ trợ thị trường chứng khoán châu Á. Chỉ số Hang Seng Red Chips, vốn gồm các doanh nghiệp quốc doanh được niêm yết tại Hong Kong đã tăng 1,2%, được hỗ trợ bởi mức tăng 3,2% của cổ phiếu Alibaba Group Holding Ltd trước khi công bố thu nhập quý đầu tiên năm nay.

Michael Burry, nhà quản lý tài sản nổi tiếng trong cuốn sách The Big Short, cũng tăng gấp đôi số cổ phần của mình trong gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc là JD.com Inc. và Alibaba Group Holding Ltd. với kỳ vọng nhóm công ty này sẽ hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại trong năm nay.

Các chỉ số thiên về công nghệ khác tại châu Á cũng tăng điểm hôm nay với KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,5%, trong khi chỉ số chứng khoán Đài Loan tăng 1,1%.

Chỉ số ASX 200 của Australia tăng 0,5% sau khi dữ liệu thị trường lao động yếu hơn dự kiến ​​đã thúc đẩy hy vọng rằng ngân hàng trung ương của nước này sẽ tạm dừng các đợt tăng lãi suất trong tương lai.

Thảm họa nếu Mỹ vỡ nợ

Theo giới doanh nhân Mỹ, nếu không xử lý được tình trạng bế tắc về trần nợ công hiện nay, những hậu quả tiêu cực hơn có thể xảy ra với nền kinh tế và vị thế của nước Mỹ.

Chứng khoán Mỹ lao dốc

Khi nhà đầu tư bớt lo về tình hình chống lạm phát của Fed thì một vấn đề mới lại xuất hiện. Cuộc đàm phán trần nợ không suôn sẻ của giới chức Mỹ đang khiến thị trường lao đao.


Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm