Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ tịch TP.HCM nói về đề xuất lắp mái che ở đường Lê Lợi

Ông Phan Văn Mãi cho biết sẽ dựa nhiều luồng ý kiến góp ý từ nhà khoa học, người dân, cơ quan chuyên môn để chọn phương án tốt nhất.

Liên quan đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM về việc lắp mái che trên vỉa hè của tuyến Lê Lợi (quận 1), Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố đang nghe ý kiến từ nhiều kênh chuyên gia, cơ quan chuyên môn để đưa ra quyết định.

"Người dân khu vực cũng là một kênh ý kiến. Không có quy định bắt buộc nhưng trên tinh thần thành phố sẽ nghe, lựa chọn ý kiến tốt nhất", ông Phan Văn Mãi nói sau buổi thảo luận góp ý dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 sáng 30/3.

Trước đó, Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) TP.HCM đánh giá hiện trạng đường Lê Lợi chưa thể bố trí ngay cây và mảng xanh đủ lớn, đủ dày để tạo bóng mát cho vỉa hè như ngày trước. Do vậy, đơn vị đề xuất giải pháp lắp mái che để vừa che nắng, vừa che mưa và tạo tiện ích không gian đi bộ cho người dân, du khách. Kinh phí dự kiến 20-30 tỷ đồng.

Nắng nóng hầm hập khi đi giữa khối bê tông trên đại lộ Lê Lợi Người dân và du khách cho rằng việc lắp mái che trên đường Lê Lợi (quận 1, TP.HCM) là ý tưởng hay. Tuy nhiên, họ cũng mong muốn phát triển thành phố với nhiều cây xanh.

Theo Sở QHKT TP.HCM, đường Lê Lợi có tính chất trục đường thương mại, nơi dừng chân của du khách và là cầu nối của các công trình trọng điểm. Do đó, cần thiết phải có nghiên cứu xây dựng trục đường Lê Lợi trở thành khu phố thương mại đi bộ thân thiện, hiện đại.

Sở QHKT TP.HCM đánh giá hiện trạng đường Lê Lợi không thể bố trí ngay cây và mảng xanh đủ lớn, đủ dày để tạo bóng mát cho vỉa hè như ngày trước. Do vậy, giải pháp hiện nay là tăng cường mái che vừa che nắng, vừa che mưa, tạo được không gian đi bộ.

Mái che dự kiến được lắp dọc vỉa hè tuyến đường, vươn ra 4 m, hình thức mái che với kết cấu khung sắt lợp tôn và đóng trần phía dưới. Mái che sử dụng vật liệu khung sắt và mái tôn đóng trần bên ngoài nhằm tiết kiệm chi phí, dễ bố trí biển quảng cáo, đa dạng màu sắc.

Đường Lê Lợi - từ đoạn chợ Bến Thành đến Nhà hát Thành phố, dài 950 m, nối liền ba khu vực trung tâm (chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ và Nhà hát TP.HCM). Đây là một trong những khu vực có hoạt động kinh doanh sầm uất nhất TP.HCM.

Từ giữa năm 2014, phần lớn mặt đường Lê Lợi (đoạn từ đường Đồng Khởi đến đường Pasteur) được nhà thầu rào chắn để phục vụ thi công ga ngầm Nhà hát TP.HCM. Từ 30/4/2021, các đoạn rào chắn trên đường Lê Lợi lần lượt được tháo dỡ.

Sau khi hoàn trả mặt bằng đường Lê Lợi, hồi tháng 8/2022, UBND quận 1 đã đề xuất nghiên cứu phương án đầu tư phố đi bộ trên trục đường này nhằm thu hút du khách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đêm.

Loanh quanh Sài Gòn là cuốn sách đọc nhẹ nhàng mà chứa đựng nhiều thông tin thú vị, độc giả được ngược dòng thời gian về với miền ký ức qua những câu chuyện độc đáo, có điểm nhấn riêng.

Quận 1 góp ý về phương án mái che dọc đường Lê Lợi

Trước đề xuất lắp mái che ở đường Lê Lợi, lãnh đạo UBND quận 1 góp ý không làm mái che xuyên suốt tuyến phố mà nên xen kẽ mảng xanh, tạo cảm giác dễ chịu cho người đi đường.

Hiện trạng đường Lê Lợi, nơi được đề xuất lắp mái che vỉa hè

Dù đường Lê Lợi (quận 1, TP.HCM) đã được tái lập, giao thông thông thoáng, cảnh quan và các tiện ích cho hoạt động mua sắm, đi bộ vẫn chưa được đáp ứng.

Thư Trần

Bạn có thể quan tâm