Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ tịch Samsung thừa nhận khủng hoảng

Chủ tịch Lee Jae-yong lần đầu thừa nhận "mối lo ngại nghiêm trọng" về tương lai của Samsung.

Chủ tịch Lee Jae-yong đang phải đôi mặt với án tù 5 năm. Ảnh: Yonhap News.

Samsung vừa công bố đợt cải tổ bộ máy quản lý lần thứ hai của bộ phận chip trong năm nay, dấu hiệu cho thấy những bất ổn đang diễn ra bên trong tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc.

Điều này càng cho thấy sự lo ngại về khả năng cạnh tranh của Samsung trong cuộc đua phát triển chip nhớ tiên tiến, vốn là yếu tố cốt lõi cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Cải tổ lần hai

Trong đợt cải tổ này, ông Jun Young-hyun, người đã thẳng thắn thừa nhận "cuộc khủng hoảng chip" của Samsung, sẽ đảm nhận trọng trách mới là người đứng đầu mảng kinh doanh chip nhớ và đồng giám đốc điều hành.

Bản thân ông Jun đã từng được bổ nhiệm làm người đứng đầu bộ phận bán dẫn trong đợt cải tổ trước đó vào tháng 5.

Ngoài ra, Samsung còn thực hiện một số thay đổi khác. Phó Chủ tịch điều hành Han Jin-man, trước đây phụ trách kinh doanh bán dẫn của Samsung tại Mỹ, được thăng chức để dẫn dắt bộ phận xưởng đúc đang gặp khó khăn, chuyên sản xuất chip cho bên thứ ba.

Samsung gap kho anh 1

Ông Jun Young-hyun đảm nhận trọng trách mới là người đứng đầu mảng kinh doanh chip nhớ và đồng giám đốc điều hành Samsung. Ảnh: Chosun.

Các động thái diễn ra hôm 27/11 cho thấy Samsung đang đối mặt với nhiều khó khăn. Nhà đầu tư ngày càng lo ngại về hiệu quả của Samsung trong việc sản xuất chip AI tiên tiến. Bên cạnh đó, việc thua lỗ trong lĩnh vực sản xuất chip theo hợp đồng cũng khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi Samsung đang cố gắng bắt kịp TSMC.

Cuộc cải tổ của nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới diễn ra sau khi Chủ tịch Samsung, ông Lee Jae-yong, tuần này lần đầu tiên công khai thừa nhận "những lo ngại nghiêm trọng về tương lai của Samsung".

“Thực tế chúng ta đang phải đối mặt khó khăn hơn bao giờ hết, nhưng chúng tôi sẽ vượt qua tình hình khó khăn hiện tại và tiến lên phía trước”, ông Lee cho biết hôm 25/11 trong phiên tòa hình sự mới nhất của mình.

Các chuyên gia nhận định rằng cuộc cải tổ của Samsung chưa thực sự mang lại sự thay đổi lớn. Họ cho rằng Samsung vẫn còn khá bảo thủ khi tiếp tục tin dùng những người cũ thay vì tìm kiếm nhân tài mới từ bên ngoài.

“Với những rắc rối pháp lý đang vướng mắc, Lee Jae-yong có vẻ khó lòng thực hiện những thay đổi lớn để cải thiện hiệu quả hoạt động của Samsung. Cuộc cải tổ lần này có vẻ chưa đủ để tạo ra một làn sóng đổi mới thực sự”, Park Ju-geun, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Leaders Index có trụ sở tại Seoul, cho biết.

"Tuy nhiên, việc Jun đảm nhiệm thêm vị trí đứng đầu mảng kinh doanh bộ nhớ có thể giúp Samsung đưa ra quyết định nhanh hơn và phát triển công nghệ mới hiệu quả hơn", ông bổ sung.

Các công tố viên đang muốn mức án tù 5 năm cho ông Lee, khi họ kháng cáo bản án trắng án của ông hồi tháng 2 về tội gian lận kế toán và thao túng cổ phiếu liên quan đến vụ sáp nhập của hai công ty liên kết chính để giúp củng cố quyền kiểm soát của ông đối với Samsung.

“Tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo rằng Samsung một lần nữa có thể trở thành một công ty được mọi người yêu mến, tôi yêu cầu cơ hội để tập trung hoàn toàn vào sứ mệnh này”, chủ tịch Lee nói với tòa án.

Ngày càng khó khăn

Việc lợi nhuận của bộ phận bán dẫn giảm 40% theo quý trong giai đoạn từ tháng 7-9 là một đòn giáng mạnh vào Samsung. Trước tình hình này, Jun đã phải lên tiếng xin lỗi và cam kết sẽ có những cải tổ mạnh mẽ để đưa công ty trở lại đúng quỹ đạo.

Giá cổ phiếu Samsung đã giảm hơn 25%, do nhà đầu tư lo ngại công ty chậm chân hơn SK Hynix trong việc sản xuất loại chip nhớ đặc biệt dùng cho các thiết bị AI của Nvidia.

Cổ phiếu Samsung đã đóng cửa phiên giao dịch chiều thứ 27/11 với mức giảm 2,9%, trong khi chỉ số Kospi hầu như không có biến động.

Samsung gap kho anh 2

Samsung đang phải liên tục đối mặt với những khó khăn từ nhiều phía. Ảnh: The Star.

Việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ cũng làm dấy lên viễn cảnh thắt chặt các hạn chế đối với việc chuyển giao thiết bị và bán chip nhớ tiên tiến cho Trung Quốc, nơi Samsung vận hành cơ sở sản xuất bộ nhớ lớn nhất thế giới.

Những người được Trump đề cử cũng đã đặt ra câu hỏi về các khoản trợ cấp tạm thời của Mỹ dành cho các nhà sản xuất chip nước ngoài do chính quyền sắp mãn nhiệm của ông Joe Biden cấp.

Tuần này, ông Vivek Ramaswamy, một trong những người được Tổng thống Trump chọn để lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ mới, đã lên tiếng chỉ trích việc chính phủ cựu Tổng thống Biden cấp tới 6,4 tỉ USD cho Samsung để xây dựng nhà máy sản xuất chip tại Texas là “lãng phí”.

Lee Kun Hee - Những lựa chọn chiến lược và kỳ tích Samsung

Cuốn sách cho thấy những chọn lựa chiến lược nhạy bén và đúng đắn của ông Lee Kun Hee, từng bước đưa Samsung đến vị trí hôm nay. Bên cạnh đó, sách đề cập tinh thần và ý chí lao động, thái độ làm việc quyết liệt, phong cách quản lý độc đáo của Lee Kun Hee.

Hàng triệu người dùng smartphone Samsung cần cập nhật sớm

Samsung khuyến nghị người dùng nên cập nhật thiết bị của mình bằng các bản cập nhật phần mềm mới nhất nếu khả dụng để tránh bị tin tặc truy cập trái phép.

AI không bằng pin dài

Khảo sát của Cnet chỉ ra nhiều người không thích AI tích hợp vào smartphone của các thương hiệu Apple, Google và Samsung, đặc biệt nếu họ phải trả tiền để dùng.

Chuyện gì đang xảy ra với Samsung

Cuộc khủng hoảng nhân sự tại Samsung đang diễn ra khi công ty đối mặt với những thách thức chưa từng có.

'Canh bac' cua Huawei hinh anh

'Canh bạc' của Huawei

0

Huawei tự phát triển HarmonyOS Next với tham vọng thay thế Android. Song, tung ra một hệ sinh thái còn dang dở trên dòng sản phẩm chủ lực là một canh bạc lớn.

Việt Anh

Bạn có thể quan tâm