Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chọn tư lệnh Thái Bình Dương mới, Mỹ muốn chế ngự tàu ngầm TQ

Việc đề cử một chuyên gia chống tàu ngầm làm người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương cho thấy Mỹ sẽ tập trung đối phó lực lượng tàu ngầm đang phát triển nhanh của Trung Quốc.

Lầu Năm Góc hôm 11/4 công bố việc chọn đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Hạm đội Mỹ, thay thế vị trí của đô đốc Harry Harris, người vừa được đề cử cho vai trò đại sứ Mỹ tại Australia.

Bình luận về việc này, chuyên gia hải quân Li Jie tại Bắc Kinh nói với South China Morning Post rằng đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ "không ngừng cảnh giác" trước sự phát triển nhanh chóng về năng lực tàu ngầm của Trung Quốc.

"Không nghi ngờ gì về việc ông Davidson sẽ tăng cường hoạt động do thám chống ngầm và chiến tranh điện tử của Hải quân Mỹ đối phó Trung Quốc. Điều này không chỉ là chuyên môn của ông ấy mà còn là mục tiêu lâu dài của Lầu Năm Góc nhằm kiềm chế sự mở rộng trên biển của Trung Quốc", ông Li nói.

my chon tu lenh thai binh duong moi anh 1
Đô đốc Phil Davidson sẽ là chỉ huy mới của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ (PACOM). Ảnh: Hải quân Mỹ.

Trung Quốc đã xây dựng căn cứ tàu ngầm lớn nhất châu Á tại Du Lâm, trên bờ biển phía nam đảo Hải Nam. Căn cứ có các công trình phục vụ tàu ngầm được xây dưới lòng đất, tiếp cận bằng đường hầm, cho phép tàu ngầm Trung Quốc đi vào Biển Đông mà không bị vệ tinh do thám của Mỹ phát hiện.

Cùng với việc Bắc Kinh đẩy nhanh các hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông, hồi tháng 11/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Trọng tâm của chiến lược là Mỹ xây dựng quan hệ đồng minh "tứ giác kim cương" với Nhật Bản, Australia và Ấn Độ nhằm kiềm chế Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng tại khu vực.

Harry Sa, nhà phân tích chính sách đối ngoại và quốc phòng Mỹ tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nói việc đề cử ông Davidson là lựa chọn hợp lý trong bối cảnh các vấn đề trên biển là trọng tâm trong chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Washington.

Trong vai trò này, ông sẽ không chỉ đối phó với một Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán hay tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông, mà cả vấn đề trên bán đảo Triều Tiên.

"Davidson hiểu về hạm đội tàu ngầm đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, cũng như việc năng lực săn tàu ngầm của hải quân Mỹ đã suy yếu vì quân đội Mỹ chuyển trọng tâm sang chống nổi dậy", chuyên gia Sa nói thêm.

my chon tu lenh thai binh duong moi anh 2
Các tàu của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Chinamil.com.cn.

Trong khi đó, Peng Guangqian, tướng về hưu của quân đội Trung Quốc, nói đường lối chính sách tổng thể của Mỹ quan trọng hơn việc chỉ định một cá nhân làm chỉ huy quân đội. Ông cũng chỉ ra rằng chính quyền Trump đã trở nên cứng rắn hơn với Bắc Kinh, điều đã được thể hiện qua việc vị tổng thống đe dọa áp các khoản thuế trị giá 150 tỷ USD với hàng hóa Trung Quốc.

"Trung Quốc nên lo lắng về những gì Mỹ sẽ làm tại khu vực và giờ Washington đang phát động một cuộc tấn công trực diện", ông Peng nói.

Việc đề cử ông Davidson diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa bắt đầu cuộc tập trận hải quân lớn nhất lịch sử gần căn cứ tàu ngầm Du Lâm thuộc thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam. Cuộc tập trận này trùng thời gian với một cuộc tập trận khác kéo dài cả tuần lễ với sự tham gia của tàu sân bay Liêu Ninh ở phía đông hòn đảo, gần nơi diễn ra Diễn đàn Châu Á Bác Ngao.

Trung Quốc khôi phục vũ khí cũ với AI Trung Quốc đang biến xe tăng Type-59 cũ thành phương tiện chiến đấu không người lái được trang bị trí thông minh nhân tạo (AI).

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông cảnh báo tàu sân bay Mỹ

Hải quân Trung Quốc giữa tuần này tiến hành một cuộc tập trận mới trong lúc đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ có kế hoạch đi qua Biển Đông.

Quan chức Mỹ: Trung Quốc lắp máy làm nhiễu sóng ở Trường Sa

Các quan chức Mỹ cho biết Trung Quốc đã lắp đặt trên 2 tiền đồn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam các thiết bị có khả năng làm nghẽn hệ thống radar và liên lạc.

Đông Phong

Bạn có thể quan tâm