Theo thông tin ban đầu, khu vực cháy là một ki ốt (trong khu vực cảng cá Quy Nhơn) được người dân thuê lại để chứa thùng xốp, khay đựng cá. Do khu vực chứa nhiều vật liệu dễ cháy, ngọn lửa bùng phát nhanh, dữ dội.
Hiện trường vụ cháy. |
Trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh Bình Định cho biết, đã huy động 4 xe chữa cháy cùng hơn 30 cán bộ chiến sĩ tới hiện trường chữa cháy.
Tiếp cận hiện trường vụ cháy lực lượng chức năng phát hiện 2 người bị kẹt trong nhà vệ sinh nên giải cứu đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Đến khoảng 8h30 sáng cùng ngày đám cháy được khống chế, dập tắt.
Đại điện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cho biết khoảng gần 8h bệnh viện tiếp nhận 2 bệnh nhân nam trong vụ cháy ở cảng cá Quy Nhơn. Trong đó, một trường hợp khi đưa vào đã tử vong. Nạn nhân bị bỏng diện rộng và sâu, khói bám đen. Trường hợp thứ 2 bị hôn mê sâu do ngạt khí. Sau khi được sơ cấp cứu, bệnh nhân này bắt đầu có phản xạ, có tín hiệu lạc quan, tiên lượng tốt.
Thời điểm đưa vào cấp cứu, hai bệnh nhân này chưa có thân nhân đến nhận, Chỉ có chủ tàu cá tới bệnh viện để hỗ trợ. Hiện, nguyên nhân vụ cháy được cơ quan điều tra làm rõ.
Những cuốn sách hay về biển đảo Việt Nam
Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, do tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ làm chủ biên, nói về lịch sử xác lập, thực thi các quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với các vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Cà Nóng chu du Trường Sa là một cuốn sách thú vị về biển đảo, là chuyến du hành ngược thời gian để khám phá những cột mốc lịch sử của cha ông trong tiến trình chinh phục và gìn giữ biển đảo.
Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn cung cấp một cái nhìn tổng quát về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn (1802-1945). Các chúa Nguyễn đã lập những đội thuyền như: Thanh Châu, Hải Môn, Bắc Hải,… để vượt biển đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cắm cột mốc khẳng định chủ quyền