Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Châu Âu là lời nhắc cho nước Mỹ

Giữa lúc châu Âu một lần nữa trở thành tâm dịch của thế giới, các chuyên gia nhận định đó là lời cảnh báo cho Mỹ và các nước khác về sự tồn tại dai dẳng của virus.

Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng vọt ở khắp châu Âu - tăng hơn 50% vào tháng trước - và đang có xu hướng tiếp tục đi lên khi mùa đông đến, theo NBC.

Hans Kluge - Giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - hôm 4/11 cảnh báo rằng rằng lục địa này một lần nữa "trở thành tâm chấn của đại dịch Covid-19". Và thực tế đang minh chứng rõ nét cho lời cảnh báo đó.

Tâm chấn của đại dịch

Hôm 12/11, WHO cho biết châu Âu ghi nhận gần 2 triệu ca nhiễm vào tuần trước đó. Đây con số ca nhiễm cao nhất ở lục địa già trong một tuần, kể từ khi đại dịch bùng phát.

Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, trong những tuần gần đây, Đức ghi nhận số ca mắc mới hàng ngày kỷ lục - lên tới hơn 50.000 trường hợp.

Hà Lan cũng ghi nhận hơn 16.000 ca/ngày - cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Tình trạng này khiến chính phủ Hà Lan hôm 13/11 đã phải áp đặt lệnh phong tỏa một phần kéo dài ít nhất ba tuần.

Khi số ca nhiễm tăng đột biến vào cuối tháng trước, Bỉ cũng đã áp đặt trở lại các biện pháp ngăn chặn Covid-19, bao gồm bắt buộc người dân đeo khẩu trang ở những nơi công cộng.

Các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ thể hình đều yêu cầu xuất trình thẻ thông hành Covid-19.

Thẻ thông hành này bao gồm các thông tin chứng nhận tiêm phòng đầy đủ, xét nghiệm âm tính gần đây hoặc đã khỏi bệnh.

Tuy nhiên, số người bệnh mắc Covid-19 nhập viện hàng tuần đang gia tăng ở mức 30%, số trường hợp phải vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) đã tăng lên hơn 500 người, khiến hệ thống y tế của quốc gia 11 triệu dân phải chịu sức ép lớn.

Dù số ca nhiễm tăng mạnh, tỷ lệ tử vong hàng ngày ở cả ba quốc gia trên vẫn tương đối ổn định so với mức tăng đột biến ở các làn sóng dịch trước đó. Nhiều chuyên gia cho rằng việc tiêm vaccine đã góp phần làm giảm số ca nhập viện và tử vong.

"Rất may là việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 đã giúp hạn chế số ca tử vong và nhập viện", Tom Wenseleers - nhà sinh học tiến hóa kiêm chuyên gia về thống kê sinh học tại Đại học KU Leuven của Bỉ - cho biết hôm 10/11 qua email với NBC News.

Bỉ từng ghi nhận tỷ lệ tử vong ở người bệnh Covid-19 cao hàng đầu thế giới khi đại dịch bắt đầu và tới làn sóng thứ hai vào mùa thu năm ngoái, số ca nhiễm tăng cao khiến nước này phải áp lệnh phong tỏa toàn quốc. Diễn biến dịch đáng lo ngại trong những tuần gần đây một lần nữa thử thách năng lực bệnh viện nước này, theo lời chuyên gia Wenseleers. Tuy nhiên, số ca tử vong không đi đôi tới tình trạng ca nhiễm tăng vọt trong đợt sóng dịch mới nhất.

"Thảm họa thật sự"

Tuy nhiên, cơn ác mộng thực sự đang tái diễn các quốc gia Đông Âu.

Trong ba tuần qua, Romania, Bulgaria và Latvia đã trải qua ngày ghi nhận số ca tử vong kỷ lục vì Covid-19, lần lượt ở từng nước là 591, 334 và 64, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins. Số ca nhiễm cũng tăng vọt.

Dich Covid-19 o chau Au tang manh anh 1

Số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt ở Đức trong những tuần qua. Ảnh: AFP.

Ông Wenseleers đánh giá sự gia tăng của số ca nhiễm nói trên rất đáng lo ngại và chuyên gia này cho rằng việc nhiều người dân do dự chưa tiêm vaccine là nguyên nhân chủ yếu.

“Không phải do các nước này thiếu hụt vaccine", ông cho biết. Việc mua chung vaccine trong Liên minh châu Âu (EU) đồng nghĩa tất cả 27 quốc gia thành viên “đều có thể mua số lượng vaccine như nhau". Ông nói: “Mặc dù có quyền tiếp cận với vaccine, những quốc gia đó đã không thể thuyết phục người dân của họ đi tiêm chủng".

Reuters đưa tin theo một khảo sát của Ủy ban châu Âu - Eurobarometer, ít nhất một trong 3 người ở các nước Đông Âu không tin tưởng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Romania và Bulgaria là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp nhất châu lục, theo Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh châu Âu (ECDC). Thống kê mới nhất cho thấy chưa đến 23% dân số trưởng thành ở Bulgaria được tiêm phòng đầy đủ, chỉ hơn 25% đã tiêm ít nhất một mũi. Ở Romania, dưới 34% dân số trên 18 tuổi được tiêm chủng đầy đủ và gần 38% đã tiêm ít nhất một liều.

Dich Covid-19 o chau Au tang manh anh 2

Một người phụ nữ giơ biển biểu tình chống vaccine ở Sofia, Bỉ hồi tháng 10. Ảnh: AFP.

Những người tham gia khảo sát của Eurobarometer ở cả hai quốc gia đều là những người không hứng thú với việc tiêm chủng. Công cụ theo dõi tiêm chủng của EU cũng cho thấy các nước Đông Âu có tỷ lệ tiêm chủng thấp so với các nước Tây Âu.

Wenseleers nhận xét rằng điều này có nghĩa tỷ lệ ca mắc bệnh dẫn đến tử vong là rất cao.

Dan Altmann, giáo sư ngành miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia London, cho biết mùa đông đầu tiên khi biến thể Delta xuất hiện, ông "không chắc liệu người dân ở Đông Âu có thể nhận thức rằng đại dịch càng lúc càng hoành hành khi chủng Delta xuất hiện hay không".

"Chúng ta không thể chặn đứng dịch bệnh", Altmann nói. Ông cho biết đối với một số quốc gia Đông Âu "đang ở cuối giai đoạn ngần ngại tiêm vaccine", thì "họ hoàn toàn không có khả năng đối phó với đại dịch".

Dich Covid-19 o chau Au tang manh anh 3

Nhóm người biểu tình cầm biển hiệu đề dòng chữ "Hãy dừng việc tiêm vaccine bắt buộc" tại Riga, Latvia hồi tháng 8. Ảnh: AFP.

Tại Áo, quốc gia cầu nối giữa Đông và Tây Âu, chính phủ đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc đối với người dân chưa được tiêm chủng hôm 14/11 để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của Covid-19. Như vậy, những người trên 12 tuổi chưa được tiêm vaccine sẽ bị cấm rời khỏi nhà từ nửa đêm 14/11, ngoại trừ các hoạt động cơ bản như làm việc, mua thực phẩm, đi dạo hoặc đi tiêm phòng.

“Bảo vệ người dân là nhiệm vụ của chính phủ Áo”, Thủ tướng Alexander Schallenberg nói với báo chí hôm 14/11 tại Vienna.

Nhà dịch tễ học Eric Feigl-Ding, thành viên cấp cao tại Hiệp hội nhà khoa học Mỹ, cho biết tỷ lệ tử vong cao là “lời cảnh báo” cho các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Ông tin rằng cách tiếp cận hiệu quả nhất bao gồm nhiều yếu tố như các biện pháp chống virus như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, ông nhấn mạnh tiêm vaccine rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Wenseleers đồng ý, nói rằng Mỹ nên chú ý đến tình hình đang diễn ra trên khắp châu Âu.

Ông nói thêm các bang của Mỹ có tỷ lệ tiêm chủng cao hay thấp đều có thể xem tình hình ở châu Âu là "một dấu hiệu cho thấy Mỹ vẫn có thể bùng phát dịch trở lại". Ở cả hai bờ Đại Tây Dương, "thuyết phục nhiều người tiêm chủng nên là ưu tiên hàng đầu", cũng như việc "thiết lập các chiến dịch tăng cường ngăn chặn dịch bệnh" cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.

Bức tranh đại dịch trái ngược giữa châu Âu và Anh

Các chuyên gia nhận định châu Âu chỉ đang đối phó với sự gia tăng đột biến ca nhiễm do biến chủng Delta - tình trạng từng diễn ra ở Anh trước đó.

Vì sao ác mộng Covid-19 tái diễn ở châu Âu?

Chuyên gia cho rằng nhiều yếu tố kết hợp, như tỷ lệ tiêm chủng thấp, hiệu quả vaccine giảm dần và tâm lý chủ quan của người dân, khiến những ngày đen tối nhất đang trở lại châu Âu.

Phạm Linh

Bạn có thể quan tâm