Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chân dung nữ cai ngục khét tiếng thời Phát xít Đức

3.700 phụ nữ làm việc tại các trại tập trung của Đức Quốc xã trong Thế chiến II, nhưng chỉ 3 kẻ phải đối mặt với công lý vì tội danh đồng lõa trong các vụ giết người hàng loạt.

a
Chân dung nữ cai ngục Charlotte S. Ảnh: Bild

Charlotte S là nữ cai ngục tại trại tập trung Ravensbrueck, miền bắc nước Đức, dưới thời Đức Quốc xã, theo Daily Mail. Trong ký ức những nạn nhân sống sót, Charlotte là một phụ nữ đáng sợ. Bà thường đánh đập tù nhân và thả chó để “nuốt sống” họ.

“Nụ cười hiền từ đã che đậy bản chất độc ác của Charlotte. Bà gầy gò và có một con chó dữ luôn chầu trực để cắn các tù nhân. Chúng tôi bị ép đứng yên ngoài trời trong nhiều tiếng, bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Nếu ai đó di chuyển, bà sẽ thả con chó. Nhiều người không thể sống sót vì bị nó cắn”, một người sống sót kể lại.

Bác sĩ tử thần và thí nghiệm trên cơ thể người

Đông lạnh cơ thể tù nhân, phẫu thuật trên cặp sinh đôi mà không tiêm thuốc tê là loạt thí nghiệm ghê rợn của các bác sĩ Mỹ và Đức Quốc xã.

 

3.700 phụ nữ làm việc tại các trại tập trung của Đức Quốc xã trong Thế chiến II, nhưng chỉ 3 kẻ phải đối mặt với công lý. Ảnh: Daily Mail

Charlotte S ngoại tình với một nhân viên thuộc lực lượng SS khi phục vụ tại trại tập trung Auschwitz. Năm 1943, bà ngừng làm việc cho Đức Quốc xã vì mang thai.

Sau chiến tranh, Charlotte S bị kết án 15 tháng tù với tội “ngược đãi và trộm cắp”. Hiện tại, khi ở tuổi 94, người phụ nữ này vẫn sống tại Đức và từ chối nói về quá khứ khủng khiếp.

Gisela S từng gia nhập lực lượng Waffen SS nổi tiếng tàn bạo của Đức Quốc xã. Ảnh: Bild

Khác với Charlotte S, nữ cai ngục Gisela S luôn mang vẻ mặt nghiêm khắc. Người phụ nữ này sẵn sàng trừng phạt tù nhân vì mọi lỗi nhỏ. Geisela cũng chịu trách nhiệm canh gác những phòng giam đứng – nơi khoảng 15 tù nhân chen chúc nhau trong khoảng không tối và chật hẹp.

Gisela có mối tình lãng mạn với tiến sĩ Franz Bernhard Lucas của SS. Tuy nhiên, họ chia tay sau khi Lucas chỉ trích các thí nghiệm ghê rợn do “thiên sứ tử thần” – tiến sĩ Josef Mengele thực hiện trên cơ thể tù nhân.

Gisela từng bị buộc tội tại phiên tòa dành cho lính gác và giám sát viên tại trại Auschwitz vào thập niên 60, nhưng sau đó thoát án tù. Theo các công tố viên, hiện tại, bà quá già yếu và không thể xuất hiện tại phiên tòa.

 

Ký ức của kẻ giữ 'sổ tử thần' dưới thời Phát xít Đức

Oskar Groenin, cựu nhân viên Đức Quốc xã, từng chứng kiến cảnh tượng trong phòng ngạt, lò hỏa táng và phòng thí nghiệm của bác sĩ Josef Mengele tại trại Auschwitz.

An Nhiên

Bạn có thể quan tâm