Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Chân dung Ban thường vụ Bộ Chính trị mới của Trung Quốc

Trừ ông Tập Cận Bình, Vương Hỗ Ninh và Triệu Lạc Tế, 4 người còn lại trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa XX đều lần đầu có mặt tại cơ quan quyền lực này.

dai hoi dang anh 1

Vào 11h ngày 23/10, 7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa XX lần lượt bước lên khán đài bên trong Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh trước sự chứng kiến của hàng trăm nhà báo.

Người đi đầu tiên là Tổng bí thư Tập Cận Bình.

Theo sau ông Tập lần lượt là các ông Lý Cường - Bí thư Thành ủy Thượng Hải, Triệu Lạc Tế - Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa XIX, Vương Hỗ Ninh - Bí thư thứ nhất Ban Bí thư, Thái Kỳ - Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, Đinh Tiết Tường - Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng, và Lý Hi - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông.

"Tôi đã tái đắc cử chức Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc", ông Tập Cận Bình phát biểu trước khi công bố 6 thành viên còn lại với báo giới, theo Tân Hoa xã.

dai hoi dang anh 2

Chức vụ hiện tại của 7 ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị mới của Trung Quốc. Đồ họa: Mỷ Thi.

Ông Tập tiếp tục lãnh đạo nhiệm kỳ 3

Đại hội đảng khóa XX đánh dấu nhiệm kỳ lãnh đạo thứ 3 của ông Tập Cận Bình. Ông Tập trở thành Tổng bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương kể từ năm 2012, giữ chức Chủ tịch nước từ năm 2013.

dai hoi dang anh 3

Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.

Tại Đại hội đảng khóa XIX vào năm 2017, "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới" đã được thông qua đưa vào điều lệ đảng.

Vừa qua, điều lệ đảng tiếp tục được sửa đổi tại Đại hội XX, bổ sung “hai xác lập”, bao gồm: Xác lập vị trí hạt nhân của ông Tập trong đảng và xác lập vai trò chỉ đạo của “Tư tưởng Tập Cận Bình”.

Là con trai cựu Phó thủ tướng Tập Trọng Huân, ông Tập Cận Bình gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1974. Ông trở Thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị từ năm 2007, khi ông giữ chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải, sau Đại hội đảng khóa XVII. Trước đó, ông giữ vị trí lãnh đạo tại tỉnh Chiết Giang.

Ông Lý Cường

Sinh năm 1959 tại Chiết Giang, ông Lý Cường là Bí thư Thành ủy Thượng Hải từ năm 2017. Trước đó, ông từng đảm nhiệm vị trí Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô và Tỉnh trưởng Chiết Giang.

Theo Tân Hoa xã, ông Lý Cường là thư ký trưởng tỉnh ủy Chiết Giang trong các năm 2004-2012, và từng có thời gian làm việc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình trong giai đoạn ông Tập giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang (2002-2007). Ông đã tháp tùng ông Tập trong chuyến thăm cấp nhà nước của vị Tổng bí thư tới Mỹ vào năm 2015.

dai hoi dang anh 4

Ông Lý Cường là Bí thư Thành ủy Thượng Hải từ năm 2017. Ảnh: Reuters.

Khi Thường vụ Bộ Chính trị khóa XX bước ra khỏi cánh gà ngày 23/10, ông Lý Cường là người đi thứ hai sau ông Tập. Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng từng ở vị trí này trong buổi ra mắt Thường vụ Bộ Chính trị khóa trước.

Nói với Reuters, một số doanh nhân Thượng Hải bày tỏ sự ấn tượng trước cách giải quyết vấn đề rất thực tiễn của ông Lý. “Ông ấy xem xét vụ việc của chúng tôi và dọn dẹp những rào cản quy định không cần thiết, dù chúng tôi chỉ là một công ty tư nhân quy mô nhỏ”, một chủ doanh nghiệp nói.

Theo SCMP, ông Lý thuộc nhóm “Chi Giang Tân Quân”, bao gồm các quan chức xuất thân từ Chiết Giang. Những người trong nhóm này đã được đề bạt giữ các vị trí quan trọng ở trung ương.

Một số quan chức trong số ấy có ông Thái Kỳ - Bí thư Thành ủy Bắc Kinh và ông Trần Mẫn Nhĩ - Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Cả hai đều có tên trong Bộ Chính trị khóa XX mới. Đặc biệt, ông Thái Kỳ cũng là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới.

Ông Triệu Lạc Tế

Ông Triệu Lạc Tế, 65 tuổi, là Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương từ Đại hội đảng khóa XIX. Năm 2000, ông nắm quyền quản lý tỉnh Thanh Hải. Ông trở Thành ủy viên Bộ Chính trị từ khóa XVIII.

dai hoi dang anh 5

Ông Triệu Lạc Tế, 65 tuổi, là bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương từ Đại hội đảng khóa XIX. Ảnh: Reuters.

Ông Triệu là người đã thay thế ông Vương Kỳ Sơn lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi" sau khi ông Vương rời Thường vụ Bộ Chính trị từ sau năm 2017. Vị trí này của ông Triệu sẽ do ông Lý Hi kế nhiệm sau ngày 23/10.

Danh sách Thường vụ Bộ Chính trị khóa XX là lần thứ hai ông Triệu xuất hiện tại cơ quan quyền lực này.

Ông Vương Hỗ Ninh

Ngoài ông Tập và ông Triệu, một người khác tái cử Thường vụ Bộ Chính trị là ông Vương Hỗ Ninh, 67 tuổi, Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Trung ương. Ông trở Thành ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị từ năm 2017.

dai hoi dang anh 6

Ông Vương Hỗ Ninh chính là người đứng đằng sau các học thuyết của 3 đời tổng bí thư Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Ông Vương từng là trưởng khoa luật của Đại học Phục Đán (Thượng Hải) với các công trình học thuật được đánh giá cao.

Từng giữ vị trí chủ nhiệm Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, ông Vương chính là người đứng đằng sau các học thuyết của 3 đời tổng bí thư Trung Quốc.

Các học thuyết này bao gồm thuyết Ba Đại Diện của nguyên Tổng bí thư Giang Trạch Dân, thuyết Quan điểm Phát triển Khoa học của nguyên Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, và Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Thái Kỳ

Ông Thái Kỳ sinh năm 1955, người gốc Phúc Kiến. Ông tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế chính trị thuộc Trường Luật và Kinh tế, Đại học Sư phạm Phúc Kiến.

Ông hiện là Bí thư Thành ủy Bắc Kinh. Ông được China Daily đánh giá là người đột phá sáng tạo và có kỹ năng giải quyết vấn đề.

Trước đó, ông Thái Kỳ từng công tác tại tỉnh Chiết Giang. Năm 2014, ông được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban An ninh Quốc gia. Năm 2015, ông được thăng lên cấp bộ trưởng. Liên tiếp trong năm 2016-2017, ông Thái Kỳ trở thành Thị trưởng rồi Bí thư Thành ủy Bắc Kinh.

dai hoi dang anh 7

(Từ trái qua) Ông Thái Kỳ, Đinh Tiết Tường và Lý Hi. Ảnh: Reuters.

Ông Đinh Tiết Tường

Ở tuổi 60, ông Đinh Tiết Tường là người trẻ tuổi nhất trong Thường vụ Bộ Chính trị khóa XX. Xuất thân Giang Tô, ông tốt nghiệp khoa kỹ thuật cơ khí, Đại học Thiết bị hạng nặng Đông Bắc. Ông hiện giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng.

Tương tự ông Vương Hỗ Ninh, ông Đinh Tiết Tường chưa từng đảm nhiệm qua vị trí bí thư tỉnh ủy hoặc tỉnh trưởng một tỉnh ở Trung Quốc trước khi trở Thành ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Từ năm 2013, thời điểm ông Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch nước, ông Đinh giữ chức chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

Ông Lý Hi

Ông Lý Hi sinh năm 1956, là người gốc Cam Túc. Ông hiện là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông và từng công tác tại Thượng Hải cùng Thiểm Tây. Trước khi trở Thành ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa XX, ông Lý Hi có tên trong danh sách Bộ Chính trị khóa XIX.

Sau phiên toàn thể đầu tiên của Ban Chấp hành trung ương khóa XX, vào sáng 23/10, ông Lý Hi đã được chọn làm bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa XX.

Lễ ra mắt Ban thường vụ Bộ Chính trị mới của Trung Quốc Ông Tập Cận Bình cùng 6 thành viên khác của Ban thường vụ Bộ Chính trị mới đã lần lượt bước lên khán đài trong tiếng vỗ tay và trước sự quan sát của đông đảo báo giới.

Trung Quốc giới thiệu Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới

Ban Chấp hành Trung ương khóa XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào sáng 23/10 và đã bầu ra 7 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới.

Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao Trung Quốc

Danh sách các ứng cử viên sẽ được xem xét và phê duyệt trong cuộc họp kín vào ngày 23/10 để lựa chọn ra những thành viên chủ chốt nhất trong bộ máy chính trị Trung Quốc.

Dấu ấn Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc

Phó thủ tướng Lưu Hạc - cố vấn kinh tế hàng đầu của Trung Quốc - để lại dấu ấn lớn trong nền kinh tế của xứ tỷ dân. Ông không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XX.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm