Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CEO Morgan Stanley: Không có chuyện khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ

Vị giám đốc 64 tuổi của Morgan Stanley nhận định sự sụp đổ của một số ngân hàng trong khoảng thời gian vừa qua xuất phát từ hệ thống quản lý yếu kém và rủi ro về mặt lãi suất.

Chân dung ông James Gorman, CEO của Ngân hàng Morgan Stanley. Ảnh: Bloomberg.

Theo Nikkei Asia, ông James Gorman, CEO của Ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng sự sụp đổ của SVB cùng với tình hình bất ổn ở Credit Suisse không thể khiến thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng ngân hàng.

Tình hình hiện tại rất khác so với các biến cố trước đây, ông James Gorman đánh giá các nền tảng của ngành ngân hàng vẫn rất mạnh và Chính phủ Mỹ chưa cần thiết phải thắt chặt các quy định trong lĩnh vực này.

Ngành ngân hàng không quá quan ngại

“Chúng ta không ở trong một cuộc khủng hoảng ngân hàng”, CEO của Morgan Stanley nhấn mạnh. Ông cho rằng một số ngân hàng nhỏ đang gặp vấn đề do khả năng quản lý yếu kém và rủi ro đến từ lãi suất. Đây là điều mà các ngân hàng lớn không gặp phải.

ngan hang pha san anh 1

Sự sụp đổ của SVB đã tác động tiêu cực đến tâm lý của công chúng. Ảnh: Bloomberg.

“Điều này không hề giống với những gì đã xảy ra vào năm 2008. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống và không phải là sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng tài chính”, ông James Gorman cho biết.

Theo ông Gorman, cuộc đại suy thoái bắt nguồn từ sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là do thị trường cho vay dưới chuẩn.

Xét trong bối cảnh hiện tại, trọng tâm của hệ thống ngân hàng là một hợp đồng ủy thác. Trong đó, khách hàng gửi tiền của họ vào ngân hàng và ngân hàng cho vay hoặc đầu tư. Ngân hàng không muốn người gửi ồ ạt rút tiền trong cùng một ngày. Tuy nhiên, điều đó đã xảy ra với SVB.

Hiện tượng này diễn ra khi khách hàng thiếu tin tưởng hoặc lo ngại khi ngân hàng đang chịu những khoản lỗ lớn. Đây chính là hậu quả của việc một số đơn vị có hệ thống điều hành thiếu hiệu quả và tự đưa bản thân vào thế khó.

Ngược lại, ông cho rằng các ngân hàng lớn nhất được quản lý chặt chẽ và tất cả đều rất ổn định trong giai đoạn biến động vừa qua. Những đơn vị này có vốn hóa lớn và thanh khoản tốt.

Fed không cần giảm lãi suất

Về vấn đề lãi suất, ông Gorman không mong chờ một đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay. Hiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn cố gắng để kiểm soát lạm phát và cơ quan này có thể tiếp tục tăng lãi suất để thực hiện mục tiêu đó.

“Việc Fed cắt giảm lãi suất vào năm 2023 là điều rất khó xảy ra. Tôi sẽ không khuyến nghị điều đó nếu tôi là thành viên của cơ quan này”, ông Gorman chia sẻ.

ngan hang pha san anh 2

Fed đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào ngày 22/3. Ảnh: Bloomberg.

Bên cạnh đó, ông cũng đánh giá khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay là rất thấp và đây sẽ là một sai lầm. Mức lãi suất quỹ liên bang khoảng 5-6% có thể duy trì trong thời gian tới.

Tôi không nghĩ chúng ta cần cắt giảm lãi suất trong năm nay

Ông James Gorman, CEO của Ngân hàng Morgan Stanley

Vị giám đốc 64 tuổi cho rằng lĩnh vực tài chính hiện không có sự xáo trộn quá lớn. Vì vậy, việc cắt giảm lãi suất để giải quyết vấn đề này là không cần thiết. Trọng tâm quan trọng hơn là đảm bảo lạm phát được kiểm soát.

“Không có bằng chứng nào cho thấy nền kinh tế Mỹ cần được kích thích vào thời điểm này. Tỷ lệ thất nghiệp đang là 3,5%. Tôi không nghĩ chúng ta cần cắt giảm lãi suất trong năm nay”, ông Gorman tái khẳng định.

Vị này cũng nhận định rằng khả năng Mỹ rơi vào suy thoái là ít hơn 50%. Hiện Mỹ vẫn có tăng trưởng dương, tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, lương được tăng, bảng cân đối ngân hàng tốt.

Tuy nhiên, tình hình hiện tại cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn không hoàn hảo. Một số bất động sản thương mại gặp nhiều vấn đề và tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Không những vậy, các căng thẳng địa chính trị cũng leo thang.

“Nếu suy thoái xảy ra, tôi cho rằng nó sẽ không quá nghiêm trọng. Nó có thể diễn ra tương đối ngắn và trôi qua nhanh chóng”, ông Gorman cho biết.

Khách hàng ồ ạt rút 69 tỷ USD khỏi Credit Suisse

Gần 69 tỷ USD đã bị rút khỏi Credit Suisse trong quý I. Làn sóng rút tiền là một trong những thách thức đang bủa vây vụ sáp nhập giữa ngân hàng này và UBS.

Số doanh nghiệp toàn cầu vỡ nợ chạm mức kỷ lục

Số công ty vỡ nợ trên toàn cầu đã tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm nay, chạm mức cao nhất kể từ quý IV/2020 - thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Kim ngach xuat khau cao ky luc hinh anh

Kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục

0

Trong nửa đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đã đạt hơn 368 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm