Croatia thắng loạt luân lưu nhờ những cú sút mạo hiểm. Ảnh: Reuters. |
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu các loạt sút luân lưu tại World Cup từ năm 1982 cho thấy giữa khung thành là vị trí rất tệ để nhắm tới. Khu vực thường có thủ môn trấn giữ rất ít khi được cầu thủ lựa chọn làm mục tiêu. Đồng thời, tỷ lệ thành công của những pha đá phạt vào vị trí này rất thấp.
Bất chấp các nghiên cứu và dữ liệu lịch sử, 2/4 cầu thủ sút phạt đền của Croatia trong trận tứ kết World Cup 2022 với Brazil nhắm vào khu vực ở giữa. Bất ngờ, tỷ lệ thành công của những cầu thủ này là 100%.
Trong khi đó, Alisson Becker, người gác đền của đội bóng Nam Mỹ dường như được tư vấn rất kỹ về dữ liệu. Anh bay người sớm và chọn những vị trí được nhắm mục tiêu nhiều trong lịch sử. Tuy nhiên, số cú sút thủ thành này cản phá được bằng 0.
Tỷ lệ thành công ở những cú sút 11 m vào giữa cầu môn là thấp nhất. Ảnh: Vox. |
Cụ thể, số 13, Nikola Vlasic là người sút đầu tiên của Croatia. Anh đá thẳng vào giữa khung thành. Vị trí này chỉ có 7% cầu thủ từng chọn làm mục tiêu tấn công trong loạt luân lưu tại World Cup. Đồng thời, tỷ lệ thành công cũng rất thấp, chỉ 61% số cú sút thành bàn.
Người sút thứ 2, Lovro Majer đá vào khu vực thấp ở giữa. Vị trí nói trên cũng có ít người chọn và tỷ lệ thành công chỉ 60%.
Trong khi đó, Luka Modrić và Mislav Oršić đá vào góc trái dưới. Đây là khu vực được các cầu thủ đá luân lưu nhắm đến nhiều nhất với 23%. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công ở vị trí này cũng chỉ là 63%, thấp hơn hẳn các góc khác của khung thành.
Ở hai lượt sút cuối, Modrić và Oršić đều nhắm vào đúng góc sát cột gôn, vị trí rất khó để thủ môn cản phá. Cú sút cuối cùng, dù Alisson Becker đã đoán đúng hướng cũng không thể đẩy được bóng.
Có thể thấy hai cầu thủ đá trước của Croatia đã thành công trong cuộc đấu trí. Họ chọn mục tiêu vào khu vực thiểu số, tỷ lệ thất bại cao nên đánh lừa được Alisson Becker. Trong khi đó, hai người sút sau thì lại có kỹ thuật sút quá tốt, nên vẫn ghi bàn dù chọn góc khó thành công.
Chỉ ngay sau Oršić, Marquinhos chọn góc
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy các cú sút vào giữa khung thành trong loạt luân lưu luôn là một canh bạc, với mức độ mạo hiểm cao. The Athletic gọi nó là một trò chơi trí tuệ. Nếu thủ môn không bay người đoán hướng để bị đánh lừa, cú sút đó sẽ như một trò hề.
Ngay cả những siêu sao như Cristiano Ronaldo hay Sergio Aguero cũng từng thất bại với những pha phạt đền kiểu Panenka.
Tuy nhiên tại World Cup 2022, tỷ lệ thành công của những pha phạt đền giữa cầu môn cao hơn đáng kể. Các cầu thủ Morocco đã chọn sút vào khu vực này khi thủ thành tuyển Tây Ban Nha, Unai Simon có thói quen bay người sớm. Thậm chí, Achraf Hakimi còn kết thúc loạt sút bằng một cú Panenka.
Ngược lại, cả 4 cầu thủ đá luân lưu của Brazil đều thực hiện khá “an toàn”. Họ nhắm đến hai vị trí góc dưới, trái và phải, vốn chiếm tỷ lệ đến 40% số cú sút penalty được thực hiện tại World Cup từ 1982. Qua đó, việc ngã người của thủ thành Livakovic có tỷ lệ cản phá thành công cao hơn. Cầu thủ trẻ Rodrygo Goes bị bắt bài khi đá lượt đầu tiên. Trong khi đó, tiền vệ Marquinhos đưa bóng chạm cột, đi ra ngoài.
Ngoài ra, trong một trận cầu quan trọng, 8 cầu thủ sút luân lưu của hai đội không chọn đưa bóng về góc cao. Theo nghiên cứu, hai vị trí này đảm bảo tỷ lệ thành công phạt đền cao nhất với 75-88%. Tuy nhiên, để thực hiện một cú sút chuẩn chỉ đến các khu vực này không dễ dàng.
Theo nghiên cứu của Opta, có 14 quả luân lưu thất bại vì chạm xà ngang, cột dọc. Trong đó, pha bỏ lỡ của Roberto Baggio của Italy trước Brazil trong trận chung kết năm 1994 là một trong những tình huống nổi tiếng nhất.
Những nhà khoa học tiên phong
"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.