Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cấp hàng nghìn ha đất để doanh nghiệp xây chùa đúng hay sai?

Bộ Tài chính vừa có công văn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về căn cứ cấp hàng nghìn ha đất tại Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng cho doanh nghiệp xây chùa.

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV (tháng 5-6/2019), đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) chất vấn đối với Bộ Tài chính về căn cứ cho việc cấp hàng nghìn ha đất tại Ninh Bình, Hà Nam, Thái Nguyên, Hải Phòng… để doanh nghiệp xây chùa. Nữ đại biểu hỏi việc xây chùa có nằm trong quy hoạch sử dụng đất không và việc giao đất được tính giá như thế nào.

Trong văn bản trả lời đại biểu Thúy vừa được Bộ Tài chính ban hành, Bộ Tài chính chưa trả lời rõ ràng được câu hỏi của nữ đại biểu.

Cơ quan này giải thích Luật Đất đai năm 2013 đã quy định căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó, trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng được quy định cụ thể theo hướng phân cấp rõ ràng: Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; cấp tỉnh thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh...

cap dat cho doanh nghiep xay chua anh 1
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - Đà Nẵng. Ảnh: Minh Quân.

Ngoài ra, Bộ Tài chính dẫn quy định tại Nghị định 36 của Chính phủ, nêu rõ Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hay việc giao, cho thuê đất.

Riêng với di sản văn hóa, khu du lịch và kinh doanh du lịch lại thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Vì thế, Bộ Tài chính cho rằng việc cấp hàng nghìn ha đất cho doanh nghiệp xây chùa và việc xây chùa có đúng quy hoạch hay không là thuộc về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngoài ra, giải thích về cách tính giá giao đất, Bộ Tài chính nêu rõ Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng (di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh không nhằm mục đích kinh doanh, cơ cở tôn giáo sử dụng đất thuộc chùa, nhà thờ...).

Còn đối với việc đất sử dụng vào mục đích công cộng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nhằm mục đích kinh doanh, Nhà nước thu tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 46 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Trong đó căn cứ tính thu tiền thuê đất là diện tích đất được Nhà nước cho thuê đất; giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định sát với giá thị trường.

'Không có công chức nào góp tiền xây chùa để kinh doanh, hưởng lợi'

Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội liên tiếp chất vấn, tranh luận về minh bạch trong khoản thu từ tâm linh, việc công chức góp tiền xây chùa để hưởng lợi.


Hoài Vũ

Bạn có thể quan tâm