Tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Ngày 1/4, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký nghị quyết 47 thí điểm về tháo gỡ khó khăn cấp phép khai thác các mỏ đất đắp phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
Theo đó, Chính phủ đồng ý để Bình Thuận ký quyết định cho các nhà thầu tiếp tục khai thác 6 mỏ theo giấy phép cũ với hơn 900.000 m3 đất đắp nền cho cho cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
Nghị quyết nêu rõ sau khi kết thúc khai thác, các nhà thầu phải thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường, bàn giao đất cho địa phương quản lý theo quy định.
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm nghiên cứu bổ sung Luật Khoáng sản để đáp ứng các vấn đề thực tiễn đang phát sinh trong thời gian tới.
Hồi tháng 3, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các cơ quan liên quan phải hoàn thành, đưa vào khai thác tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết trước 30/4.
Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP cho phép UBND tỉnh Bình Thuận xem xét, cấp lại giấy phép với 6 mỏ đất đắp đã được cấp cho các nhà thầu đã khai thác trước đó. Giấy phép dựa trên cơ sở trữ lượng khoáng sản còn lại và hồ sơ, tài liệu hiện có (không phải lập lại dự án đầu tư, không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường).
Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết việc cấp lại các giấy phép gặp khó khăn, vướng mắc, không thể kịp tiến độ như yêu cầu.
Dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khởi công cuối năm 2020, tổng đầu tư gần 11.000 tỷ đồng do Ban quản lý dự án 7 làm chủ đầu tư. Tuyến dài hơn 100 km, quy mô 6 làn xe, mặt đường 32 m, qua các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Sách hay về đô thị, thắng cảnh Việt Nam
Hồn đô thị gồm 30 bài tùy bút được tuyển chọn từ bộ sách Sài Gòn - Chuyện đời của phố (5 tập) đã được xuất bản trong khoảng thời gian từ 2014 - 2018. Bộ sách đến nay đã được tái bản 5 lần.
Đất nước gấm hoa không đơn thuần là một atlas địa lý, mà như một cẩm nang hình ảnh sinh động, cô đọng về thông tin khi đề cập đến 63 tỉnh thành Việt Nam.