Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cao ốc bỏ hoang trên đất vàng thủ đô

Giữa thủ đô, trên những mảnh đất đắc địa, nhiều công trình từng được kỳ vọng mang đến cho phố phường sự khang trang. Thế nhưng, những tòa nhà đó lại có dấu hiệu bị bỏ hoang.

Tháp may mắn thành cao ốc “ma"

Đã nhiều năm nay, người dân thủ đô mỗi lần đi qua ngã tư Thái Hà, Tây Sơn, Chùa Bộc không khỏi xót xa cho một cao ốc mang tên ấn tượng: Lucky Tower I (Tháp may mắn), nằm phơi sương, phơi nắng. Dự án này do Công ty TNHH liên doanh Đầu tư tài chính Hòa Bình làm chủ đầu tư, được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép (số 272GP/SXD) ngày 1/7/2005, cho phép xây khối nhà 16 tầng làm trung tâm siêu thị, khách sạn, thương mại.

Năm 2008, dự án được khởi công, với kỳ vọng tạo ra một nơi mua sắm sầm uất ở thủ đô. Tuy nhiên, ngay từ khi mới xây dựng, dự án gặp không ít tai tiếng như: Thi công làm nứt nhà dân, bị thanh tra xây dựng xử phạt...

Sau 5 năm triển khai, hiện dự án ở trong tình trạng hoàn thiện phần thô và không thấy dấu hiệu thi công tiếp trên công trường. Dự án hiện hoang vắng không có máy móc và công nhân làm việc. Tại sảnh tầng 1 của tòa nhà, những vũng nước bẩn còn đọng lại trên sàn sau những trận

Một dự án trên đất vàng ở quận Tây Hồ chưa hẹn ngày hoàn thành.

Một dự án trên đất vàng ở quận Tây Hồ chưa hẹn ngày hoàn thành.

Chị Nguyễn Phương Nga, sống gần dự án chia sẻ: “Sợ nhất là những hôm trời mưa bão. Tiếng động lạ phát ra từ công trường làm cho trẻ con không dám ra khỏi phòng, còn người lớn thì thấy ớn lạnh. Một số người dân quanh đây gọi nó là cao ốc ma”.

Anh Đinh Thám (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Tôi không dám cho trẻ con đi ngang qua công trường, vì sợ nhỡ đâu vật liệu rơi. Công trường được quây bằng tôn, nhưng xuống cấp, bong tróc gây mất thẩm mĩ và nhếch nhác”.

Trong tình cảnh tương tự, dự án 131 Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) khởi công năm 2008, và dự kiến hoàn thiện năm 2010, nhưng đến nay vẫn là tòa nhà “bỏ hoang”. Dự án có quy mô 17 tầng, do Công ty TNHH Kinh doanh Tổ hợp Huy Hùng làm chủ đầu tư, một thời gây sốt, khi mức giá công bố lên 40 triệu đồng/m2.

Theo chị Bích Thủy, sống gần đó: “Công trình xây dựng dở dang vẫn còn có những thanh trụ bao quanh, là nỗi khiếp đảm của người dân. Mỗi lần tôi đi ngang qua tòa nhà chỉ sợ những thanh sắt rơi vào đầu”.

Nằm tại vị trí đắc địa trên đường Thanh Niên (quận Tây Hồ, Hà Nội), một dự án có quy mô lớn được khởi công rầm rộ vào dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long (2010), nhưng đến nay vẫn trơ xi măng, sắt thép. Đối nghịch với cảnh hồ Tây lãng mạn và khách sạn Sofitel Plaza sang trọng (phía đối diện) là tòa nhà xây dở, xấu xí.

Chị Nguyễn Nhân, sống ngay cạnh dự án bức xúc: “Một năm, dự án bị dừng đến mấy lần khiến chúng tôi mất ăn mất ngủ. Những vết nứt tường được chủ đầu tư hứa sau khi công trình hoàn thành sẽ sửa. Dự án còn kéo dài, 8 hộ dân chúng tôi sẽ khổ sở theo”.

Dự án Lucky Tower I Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) dừng thi công nhiều năm khiến cho bộ mặt đô thị thêm nhếch nhác.

Dự án Lucky Tower I Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) dừng thi công nhiều năm khiến cho bộ mặt đô thị thêm nhếch nhác.

Tại nhiều tuyến phố chính ở Hà Nội, không khó để điểm mặt những tòa nhà cao tầng xây dựng dở dang, chậm tiến độ, gây ảnh hưởng đến người dân và đô thị như: Dự án Sky Garden (Định Công, Hoàng Mai), dự án tháp doanh nhân (Hà Đông, Hà Nội), dự án bệnh viện Việt Mỹ (Nghĩa Đô, Cầu Giấy)...

Chính quyền bất lực?

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Minh Quang, Tổng giám đốc Công ty UDIC (nhà thầu thi công dự án Lucky Tower I Thái Hà), cho biết: “Chúng tôi hoàn thành xong gói thầu phần thô từ tháng 6/2014. Đến gói hoàn thiện nội thất, chủ đầu tư cho đơn vị khác vào làm. Chúng tôi làm xong hết phần kết cấu và trát ngoài. Hiện, chủ đầu tư chưa có khách thuê, nên cứ giãn thời gian hoàn thành. Chúng tôi mong dự án xong sớm để rút ra. Chủ đầu tư còn nợ tiền UDIC”.

Cảnh hoang tàn ở công viên nước lớn nhất miền Tây

Trong lúc trẻ em ở các tỉnh ĐBSCL thiếu chỗ vui chơi những ngày hè oi bức thì tại khu “đất vàng” trung tâm TP Cần Thơ, công viên nước được đầu tư khoảng 60 tỷ đồng lại bị bỏ hoang.

Lý giải việc dự án chậm tiến độ, đại diện chủ đầu tư dự án trên đường Thanh Niên chia sẻ: “Dự án phụ thuộc vào ngân sách của thành phố. Mỗi năm dự án được phân bổ đến đâu chúng tôi làm đến đó”.

Còn ông Trần Anh Tuấn, Đội trưởng Thanh tra xây dựng quận Đống Đa phân tích, hai dự án tiêu biểu chậm triển khai trên địa bàn (Lucky Tower I và 131 Thái Hà) do năng lực của chủ đầu tư, hoặc do chờ xin thay đổi quy mô dự án.

“Thậm chí chúng tôi không biết chủ đầu tư dự án Lucky Tower là ai, vì khởi công lâu rồi. Hiện nay, chế tài buộc dự án thi công hoàn thiện rất khó. Nếu cần, UBND quận hoặc Sở Xây dựng (đơn vị cấp phép), Sở Kế hoạch Đầu tư phải có văn bản, yêu cầu chủ đầu tư chính thức trả lời và có thời hạn hoàn thành. Nếu như chủ đầu tư không thực hiện dự án đúng thời hạn, lúc này cơ quan chức năng mới buộc dừng dự án”, ông Tuấn nói.

“Luật Xây dựng quy định, thời hạn khởi công diễn ra trong 1 năm, nhưng không nói phải kết thúc dự án vào ngày giờ nào. Đây là lỗ hổng. Chủ đầu tư có thể lách bằng cách đưa ra căn cứ nhà thầu bị lỗi…”.

Ông Trần Anh Tuấn, Đội trưởng Thanh tra xây dựng 

http://www.tienphong.vn/nhip-song-thu-do/cao-oc-bo-hoang-tren-dat-vang-thu-do-875592.tpo

Theo Ngọc Mai/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm