Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cao bồi da đen trên lưng ngựa bị gạt khỏi lịch sử văn hóa Mỹ

Văn hóa cao bồi ở Mỹ được biết đến gắn liền với người da trắng, tuy nhiên người da đen là một phần của văn hóa này từ thế kỷ 19, nhưng bị gạt ra khỏi lịch sử.

Hình ảnh về anh chàng cao bồi điển hình của Mỹ là một người da trắng cao lớn mặc quần jean màu xanh bụi bặm, mũ cao bồi và giày cao cổ. Đây là hình ảnh chính trong phim của phương Tây và nhạc đồng quê hiện đại.

Nhưng những người xây dựng nên văn hóa cao bồi đã tạo ra hình ảnh không hoàn chỉnh và bỏ qua một phần gắn liền với lịch sử, đó là những anh chàng cao bồi da đen, CNN cho biết.

Theo một số nghiên cứu của các nhà sử học, trong thế kỷ 19, tỷ lệ cao bồi da đen là một trên bốn, nhưng sự hiện diện của họ trong lịch sử cũng như cộng đồng cao bồi ngày nay không được công nhận.

Một số bộ phim về cao bồi gần đây như "Hành trình Django" sản xuất năm 2012, "Unforgiven", sản xuất năm 1992 có đề cập đến một số cao bồi da đen. Nhưng cao bồi da đen hiếm khi được mô tả trong nghệ thuật hoặc văn hóa đại chúng.

“Lịch sử cho chúng ta thấy rằng vào cuối những năm 1860, người da đen chiếm khoảng 20% dân số Mỹ. Trên thực tế nhiều người da đen mới được giải phóng đã di chuyển về phía tây để tìm cơ hội mới ở nước Mỹ thời hậu nội chiến”, Artel Great, diễn viên, nhà sử học điện ảnh, hiện là giáo sư nghiên cứu điện ảnh tại Đại học Bắc Carolina, Wilmington nói.

Nhiều người trong số họ là những người chăn nuôi lành nghề với kinh nghiệm phong phú trong lao động nông nghiệp, một yêu cầu quan trọng để sống như một chàng cao bồi, giáo sư Great cho biết thêm.

Tuy nhiên, Hollywood đã tường thuật một cách không chính xác về lịch sử văn hóa cao bồi ở Mỹ và đã gạt bỏ những cao bồi da đen khỏi văn hóa, liên quan đến sự căng thẳng giữa những người có thể và không thể tham gia vào những thành quả của giấc mơ Mỹ.

Văn hóa cao bồi da đen ở Mississippi

Nhiếp ảnh gia Rory Doyle đang thực hiện dự án "Delta Hill Riders" (Những tay đua trên ngọn đồi ở đồng bằng) nhằm mục đích kể một câu chuyện thực tế và đa dạng hơn về những anh chàng và cô nàng cao bồi da đen ngày nay, bằng cách tập trung vào cao bồi người Mỹ gốc Phi ở vùng đồng bằng sông Mississippi.

Van hoa cao boi o My anh 1

Cao bồi da đen là một phần của lịch sử nhưng đã bị gạt ra khỏi văn hóa Mỹ. Ảnh: Rory Doyle/CNN.

Bộ sưu tập của Doyle đã giành được một số giải thưởng, bao gồm Cuộc thi ảnh Smithsonian lần thứ 16 được tổ chức gần đây. Thông qua nghiên cứu của mình, Doyle cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, rằng ông tìm thấy rất ít tài liệu ảnh lịch sử về những chàng cao bồi da đen ở Mỹ.

“Một phần của lịch sử đã bị bỏ qua”, nhiếp ảnh gia Doyle giải thích. Doyle là người gốc Maine, ông chuyển đến Cleveland, Mississippi vào năm 2009. Lần đầu tiên ông nhìn thấy những anh chàng, cô nàng cao bồi da đen trong cuộc diễu hành mừng Giáng sinh vào năm 2016. “Suy nghĩ đầu tiên trong đầu tôi là có sự đa dạng trong văn hóa cao bồi hơn những gì tôi nhận ra và có một câu chuyện khác ở đây”, ông Doyle nói.

Theo thời gian Doyle hòa mình vào văn hóa bằng cách nói chuyện với những người cưỡi ngựa khi họ chải chuốt và chăm sóc ngựa của họ. Ông dần trở thành thành viên danh dự của nhóm cao bồi địa phương, điều đó đã giúp ông đặt tên cho bộ sưu tập là "Delta Hill Riders".

Truyền lại di sản

Những bức ảnh của Doyle đã được triển lãm ở New York và London, nhưng cuộc triển lãm yêu thích nhất của ông vẫn là ở quê nhà Cleveland. Đêm khai mạc đã thu hút đám đông lớn, bao gồm những người cưỡi ngựa trong ảnh của ông.

“Cuộc triển lãm rất đông người và thực sự đa dạng, điều không phải lúc nào cũng xảy ra ở vùng đồng bằng. Nó mang lại cho những người cao bồi da đen một nền tảng để nói, để chia sẻ tiếng nói của họ”, nhiếp ảnh gia Doyle nói.

Van hoa cao boi o My anh 2

Nhiếp ảnh gia Doyle hy vọng bộ sưu tập của ông sẽ giúp mọi người hiểu hơn và ghi nhận cao bồi da đen. Ảnh: Rory Doyle/CNN.

Peggy Smith, một nữ cao bồi gốc Phi xuất hiện trong nhiều bức ảnh của Doyle, cho biết bà không biết có những cao bồi nổi tiếng nào trông giống bà và bạn bè hay không, đó là lý do khiến bà rất vui khi được xuất hiện trong bộ sưu tập này.

Ở tuổi 53, bà nhớ lại việc học nắm giây cương từ rất sớm. “Cha tôi đã sử dụng một con ngựa để làm việc tại trang trại và ông ấy đã dạy cho tôi cách cưỡi ngựa từ năm tôi 12 tuổi”, bà Smith nhớ lại.

Theo bà Smith, trở thành cao bồi ngày nay là một sở thích, tập trung vào rodeo (môn thể thao cưỡi ngựa quăng dây), diễu hành và cưỡi ngựa trên những đường mòn ở Mississippi, Louisiana, Alabama và Tennessee.

Lawrence Robinson, một cao bồi 56 tuổi, một trong những cao bồi thực sự cuối cùng làm việc trên những ngọn đồi ở thị trấn Bolton, Mississippi. Robinson tự hào với công việc cao bồi của mình.

“Hầu hết mọi người được gọi là cao bồi ngày nay không phải là cao bồi đích thực”, Robinson nói. Ông vẫn cưỡi ngựa để chăn đàn gia súc của mình, cho biết ông rất vui khi thấy mọi người cưỡi ngựa, dù chỉ là giải trí chứ không phải là công việc.

“Tôi đang cố gắng giúp khuấy động một số chàng trai trẻ, tất cả những gì tôi có thể nói là, họ vẫn ở ngoài đó cố gắng làm công việc của họ trên lưng một con ngựa”, ông Robinson nói.

Sự phân biệt sắc tộc từ lâu đã tồn tại trong ngành cảnh sát ở Mỹ Vấn đề phân biệt sắc tộc đối với người da màu từ lâu đã là câu chuyện nhức nhối ở Mỹ. Ngay cả ngành cảnh sát tại đây cũng được cho là vẫn còn tồn đọng sự phân biệt này.

Năm mảnh ghép làm rõ bức tranh cuộc biểu tình rung chuyển nước Mỹ

Hơn một tuần qua, các cuộc biểu tình đã làm rung chuyển nước Mỹ sau cái chết của người đàn ông da đen bị cảnh sát khống chế.

Đầu bếp Mỹ lừng danh cứu đói hàng triệu người Ấn Độ giữa phong tỏa

Một đầu bếp nổi tiếng gốc Ấn gây dựng tên tuổi của mình ở New York nay hướng về quê hương để giúp đỡ hàng chục triệu người đang lâm vào cảnh thiếu ăn do hậu quả của dịch Covid-19.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm