Matthew MacDougall là bác sĩ phẫu thuật thần kinh có tiếng, chịu trách nhiệm đưa chip vào não người tại Neuralink. Ảnh: Bloomberg. |
Neuralink, với mục tiêu bình thường hoá việc cấy ghép máy móc vào não tương tự những dạng phẫu thuật khác như Lasik ở mắt, đang đẩy mạnh sự phát triển các giao diện não-máy của mình. Tuy nhiên, một trở ngại mà công ty gặp phải chính là sự thất thường và hình gây tranh cãi của nhà sáng lập Elon Musk.
Để mọi người thoải mái với việc cấy chip vào não, họ phải tin tưởng người thực hiện điều đó. Và may thay, công việc này được giao cho Matthew MacDougall, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh đã làm việc hơn 7 năm tại đây, người có tính cách điềm tĩnh và thân thiện.
Những cuộc thử nghiệm trên con người đầu tiên của Neuralink do Matthew trực tiếp giám sát. Cho dù ca phẫu thuật sau đó gặp nhiều thách thức, Matthew đã có vai trò rất lớn trong việc hiện thực hoá điều này.
Người hiện thực hóa tham vọng
Với sự giúp đỡ của Matthew, Neuralink đã biến việc cấy chip vào não trở nên khả thi, thậm chí trở nên được mong muốn. Công ty đang dẫn đầu trong nhóm startup bao gồm Paradromics, Precision Neuroscience và Science, cùng hướng tới việc phát triển thế hệ thiết bị không dây tiên tiến hơn nhằm điều trị các bệnh như ALS, mù lòa và liệt.
Matthew MacDougall (thứ hai từ trái sang), cùng với Elon Musk (ở giữa) và đội ngũ Neuralink, đang cập nhật thông tin cho người xem. Ảnh: Neuralink. |
Thiết bị của Neuralink có thể một ngày nào đó được cấy vào não của những bệnh nhân khỏe mạnh, nhằm tăng cường các chức năng như trí nhớ, và thậm chí có thể mang lại khả năng giao tiếp bằng thần giao cách cảm. Elon nói về điều này như sự hợp nhất giữa trí não con người và máy móc.
Để đạt được điều đó, đội ngũ của Neuralink phải xây dựng một một sản phẩm đủ vững chắc về mặt khoa học y tế để nhận được sự chấp thuận từ cơ quan quản lý, không ngừng mở rộng các giới hạn về công nghệ và chuẩn mực xã hội. Với nền tảng chuyên môn và góc nhìn phi truyền thống của mình, Matthew là một nhân tố thiết yếu, cân bằng cho Neuralink.
Ông từng cấy một con chip nhận diện tần số vào tay mình và vợ, cho phép họ mở tất cả cửa trong nhà chỉ với một cái vẫy tay. Hay theo Tim Hanson, một thành viên khác của Neuralink, mỗi khi Elon trở nên thiếu thực tế và đưa ra một thời hạn hoàn thành vô lý, chính Matthew là một trong số ít những người đứng lên phản đối.
Trang web của Neuralink. Ảnh: Bloomberg. |
“Matthew là một người thực tế và điềm đạm", Tim nhận xét. Và trong cuộc phẫu thuật lần này, Matthew giám sát một nhóm bác sĩ, đồng thời nắm rõ những cấu trúc, địa điểm gần nhất mà các điện cực cần phải tới trong não. Sau khi rạch đường mổ, một robot sẽ thay Matthew cấy cấy điện cực vào não.
Những thách thức trong quá trình cấy ghép
Thiết bị của Neuralink được cấy vào ít nhất 2 bệnh nhân, gồm Noland Arbaugh, bị liệt tứ chi và một bệnh nhân giấu tên. Nhìn theo một hướng, cuộc phẫu thuật thành công mỹ mãn, với hơn 1.000 điện cực được cấy vào mô não của các bệnh nhân, cho phép Noland chơi game Civilization VI hay cờ vua chỉ bằng cách nghĩ về nó.
Ở hướng ngược lại, các ca phẫu thuật chưa đạt được kết quả như mong muốn, vì trong cả hai trường hợp, hầu hết điện cực cuối cùng đều bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu. Đối với Noland, 15% của 1.024 điện cực ở nguyên vị trí. Còn ở bệnh nhân thứ 2.400 (40%) số điện cực vẫn hoạt động và phát ra tín hiệu.
Với số vốn ban đầu hơn 500 triệu USD, kết quả này vẫn chưa lý tưởng với công ty. Tuy nhiên, trong những lần xuất hiện trước công chúng, Matthew vẫn luôn nhấn mạnh vào những điều tích cực, khi cả nhóm của ông đang làm việc để đảm bảo các điện cực giữ nguyên vị trí như mong muốn.
Noland Arbaugh, bệnh nhân đầu tiên tham gia vào buổi thử nghiệm cấy ghép chip. Ảnh: The New York Times. |
Matthew giải thích rằng với trường hợp của Noland, một túi khí có thể đã di chuyển dưới phần chính của thiết bị Neuralink, đẩy các sợi điện cực ra xa khỏi não, gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của thiết bị. Ông cũng chia sẻ rằng họ sẽ mở rộng độ sâu của các điện cực để tối ưu hóa vị trí, giúp cải thiện hiệu quả cấy ghép.
Cho đến năm nay, đa số các ca phẫu thuật của Matthew đều trên động vật chứ không phải con người. Một vụ việc gây tranh cãi có thể kể đến như Neuralink đã sử dụng BioGlue, một chất không còn được sử dụng theo quy trình, để đóng vết khâu ở não, dẫn đến phản ứng xấu và phải tiêu huỷ một con khỉ.
Ngoài ra, trong 24 động vật linh trưởng được Neuralink nghiên cứu tại Đại học California, có 6 con đã bị tiêu huỷ trong những ca phẫu thuật trước đây của công ty. Trong một phản bác của Neuralink, công ty nói rằng 6 con khỉ đó vấn đề sức khỏe từ trước và được chỉ định để tiêu huỷ.
Nhận biết được sự gay gắt, Matthew cẩn thận giới thiệu lại nghiên cứu trên động vật của mình cho truyền thông. Ông cho biết Neuralink rất yêu thương động vật và những thử nghiệm này là cần thiết, thúc đẩy những tiến bộ vượt bậc, trước khi tiến hành cấy ghép não người.
Vị bác sĩ xuất chúng nhưng điềm đạm
Matthew MacDougall lớn lên chủ yếu ở miền Nam California và theo học tại Đại học Emory, nơi ông theo chuyên ngành sinh học và tốt nghiệp với thành tích ưu tú. Tại đó, một trong những giáo sư về kỹ thuật thần kinh đã khen ông là một người ăn nói nhỏ nhẹ nhưng cực kỳ tập trung, có tham vọng và sự thông minh.
Sau đó ông quay trở lại để lấy bằng y khoa tại Đại học Nam California và trở thành nghiên cứu sinh phẫu thuật thần kinh tại Đại học Stanford. Một đồng nghiệp khi ấy, cũng là một nhà thần kinh học hàng đầu, Jamie Henderson, nói rằng Matthew là một người xuất chúng.
Matthew là một người thân thiện và có gu ăn mặc độc đáo. Trong thời gian ở Stanford, ông nổi tiếng với việc tổ chức các buổi tiệc đông người tham gia. Một đồng nghiệp kể rằng cô từng nhìn thấy ông mặc quần áo cũ kỹ, và đôi khi còn leo núi trong bộ đồ y tế.
Hồ sơ của vị bác sĩ trên LinkedIn. Ảnh: Matthew MacDougall. |
MacDougall tiếp tục làm cố vấn tại Kernel, một công ty về máy móc kết nối não không xâm lấn. Người sáng lập Bryan Johnson, người sau này nổi tiếng khi đầu tư hàng triệu USD để làm chậm tiến trình lão hóa, khen ngợi ông hết lời. Năm 2017, MacDougall gia nhập Sutter Health, một nhà cung cấp dịch vụ y tế có trụ sở tại Sacramento, với mạng lưới bệnh viện và phòng khám ở miền bắc California. Cuối năm đó, ông bắt đầu làm việc bán thời gian tại Neuralink.
Matthew và Elon đã cùng chia sẻ về tiềm năng của Neuralink trong tương lai. Đó là viết chữ bằng suy nghĩ, chữa mù lòa, hay hiểu suy nghĩ người khác.
Elon Musk khi thiết kế Cybertruck: 'Đừng trái ý tôi!'
Trong cuốn Tiểu sử Elon Musk, tác giả Walter Isaacson đưa người đọc đến những câu chuyện đằng sau vị tỷ phú phức tạp, như cách ông cùng lúc điều hành loạt doanh nghiệp Tesla, SpaceX và Twitter. Nguồn cảm hứng để thiết kế ra chiếc xe Cybertruck cũng được nhắc đến. Việc Elon Musk kiên định với thiết kế lạ lùng của mẫu xe bán tải, thậm chí đến mức cực đoan, cho thấy tính cách của vị tỷ phú.